Vườn dã quỳ rực rỡ giữa Hà Nội

Thuỷ Tiên 675 lượt xem 7 Tháng Mười Một, 2023

Vườn dã quỳ nở vàng giúp người dân thủ đô có thêm lựa chọn chụp ảnh mà không cần lên Ba Vì.

daquy4 1638027536

Hằng năm, cứ đến mùa dã quỳ nở, người dân thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới vườn quốc gia Ba Vì để chụp ảnh. Nhận thấy tiềm năng và vẻ đẹp được nhiều người yêu thích của loài hoa này, anh Dương Văn Đạt, sinh năm 1988, quyết định trồng một vườn dã quỳ để du khách có thể đến chụp ảnh ngay giữa Hà Nội.

daquy2 1638027534

Đạt cho biết, hoa dã quỳ bắt đầu nở từ đầu tháng 11 và rụng vào giữa tháng 12. Trước kia, khu vườn của anh là một đầm sen. Tuy nhiên, 3-4 năm trở lại đây, sen mất mùa, anh phải nghĩ ra một hướng đi khác để duy trì công việc. Ý tưởng xuất phát từ một lần đi chơi Ba Vì, do thấy đẹp và khách check in đông, anh xin ít mẫu hoa của bạn bè.

daquy1 1638027533

Để có được khoảng hơn trăm mét đường dã quỳ như hiện tại, Đạt phải nuôi trồng mất 2 năm. Đầu tiên chỉ có 2-3 cây, sau đó anh nhân giống và chặt ra cắm. Đây là năm đầu tiên vườn dã quỳ của Đạt mở cửa, từ 23/11, nhưng khách chưa nhiều. Ngày bình thường không phải cuối tuần, anh ước tính chỉ có khoảng chục khách.

daquy8 1638027541

Dã quỳ nở vàng rực cả một vùng trên một đầm nước được bao bọc bởi các toà nhà cao tầng, khiến nhiều du khách thích thú khi đến đây tham quan. Mật độ hoa dày đặc giúp du khách có nhiều góc để chụp ảnh.

daquy6 1638027538

Châu, sinh năm 1989, nhà ở Thanh Xuân, tranh thủ ngày cuối tuần để đi chụp ảnh. Cô được chị gái, người hay đi chụp ảnh, giới thiệu khu vườn này. Châu cho biết, khu vườn vắng khách và có nhiều góc để chụp ảnh. Cô cho biết thích đến đây hơn, do không cần đi xa và có đa dạng góc để “sống ảo” hơn. “Mình thấy mật độ hoa ở đây nhiều, rất nhiều góc để chụp ảnh. Đi Ba Vì thường phải mất một ngày, trong khi ra đây chỉ mất một buổi, chủ yếu tốn thời gian cho việc trang điểm”, Châu chia sẻ.

daquy3 1638027535

Hệ thống cầu trúc ôm quanh vườn cây. Du khách đến đây thường chọn cách chụp ảnh ngồi trên cầu để bức ảnh vừa có hoa, vừa có cảnh nước. Bạn cần lưu ý cầu khá hẹp và hơi khó đi.

daquy10 1638028511

Để tránh khách vặt hoa tuỳ tiện, anh Đạt trồng một khu riêng, không cho khách vào chụp ảnh. Khu này dùng để làm mẫu ngắt hoa đưa khách.

daquy7 1638027540

Đặng Đoàn Sang, sống tại Bắc Từ Liêm, ngạc nhiên khi giữa lòng thủ đô lại có một vườn dã quỳ lớn như vậy. Anh cho biết, khu vườn giúp người dân Hà Nội có một điểm check in dã quỳ mà không phải đi xa, đặc biệt với những người bận rộn khó thu xếp thời gian. Theo anh, giá 50.000 đồng một khách hơi đắt nhưng anh hài lòng với mật độ hoa dã quỳ dày đặc tại đây.

daquy9 1638027542

Khu vườn nằm trong ngõ 408 đường Xuân Đỉnh, từ đầu ngõ đi thêm khoảng 300 m rồi rẽ trái. Vườn chỉ đón 30 khách một lần trong thời gian dịch bệnh. Du khách đến chụp ảnh cần khai báo y tế. Giá vé của vườn dã quỳ là 50.000 đồng một khách, gửi xe miễn phí. Vườn mở cửa từ 6h30 đến 19h hoặc sớm hơn, khi trời tắt nắng.

Trung Nghĩa

 

Bài viết cùng chủ đề:

    Anh chup Man hinh 2025 03 17 luc 08.43.56

    “Lửa từ Đất” thăng hoa trong đêm diễn mở màn đầy cảm xúc

    Tối 15/3, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, khán giả đã có một đêm nghệ thuật thăng hoa với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt trong đêm công diễn đầu tiên của vở nhạc kịch Lửa từ Đất. Sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và công...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm