Vua Trần Anh Tông oanh tạc sử Việt, đem 30.000 quân sang đánh Nguyên Mông.

Trần Lâm 928 lượt xem 6 Tháng Năm, 2023

Trong thế kỷ 13, nhà Trần đã 3 lần đánh bại đạo quân xâm lược Nguyên Mông. Tuy nhiên, ít ai biết là sang thế kỷ 14, vua Trần Anh Tông đã đánh sang đất Nguyên và bắt sống đến 2.000 tù binh mang về.

Dưới triều đại nhà Trần, quân Đại Việt đã 2 lần xuất kích đánh vào tận trong đất Trung Quốc. Lần đầu là năm 1241 dưới triều vua Trần Thái Tông khi nhà vua ngự giá thân chinh theo đường thủy tiến ra vùng biển Quảng Ninh rồi Bắc phạt. Sử chép: “Vua thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về”.

f1 1
Hưng Đạo Vương dặn vua Trần Anh Tông cần chủ động trước phương Bắc.

Thời điểm đó, ta vào đất Tống nhưng là đánh loạn quân mà triều Tống không quản được nên nhà Tống đang lúc suy yếu cũng không dám có ý kiến gì. Còn đến lần sau vào năm 1313, khi ta cất quân đánh sang đất Nguyên thì đang trong lúc nhà Nguyên còn khá cường thịnh. Do vậy, tính chất cuộc chiến sau còn đáng ca ngợi nhiều hơn.

Nguyên nhân của sự kiện này cũng là do quan quân nhà Nguyên  ép. Tuy rằng dưới triều Nguyên Thành Tông, triều đình Nguyên chủ trương hòa hoãn với Đại Việt nhưng bọn quan lại ở biên ải lại không. Những năm 1311 – 1312, quan lại biên giới nhà Nguyên ở châu Quy Thuận đã năm lần sang cướp ở lộ Thái Nguyên, bắt 5.000 dân đưa sang Trung Quốc. Tri châu châu Dưỡng Lợi là Triệu Giác bắt những người buôn bán ở châu Tư Lang của nước ta, chiếm 1.000 khoảnh ruộng và lấy một lọ vàng.

f1 2
Vua Trần Anh Tông oai phong lẫm liệt. Nguồn: Youtube

Nếu ta tiếp tục để yên không có phản ứng thích đáng thì bọn quan lại bên biên giới nhà Nguyên sẽ càng phóng túng, được đằng chân, lân đằng đầu và tiếp tục lấn đất cướp dân. Còn nếu dùng sứ giả đi biện bạch thì ngày tháng dây dưa và vấn đề không giải quyết được thấu đáo. Trước việc quân Nguyên xâm chiếm biên giới, nhà Trần đã kiên quyết trừng trị bằng biện pháp quân sự. Thực sự đây không phải là nước cờ phiêu lưu mà được tính toán rất kỹ. Với những thông tin tình báo quan trọng, ta biết rằng triều Nguyên lúc đó có nhiều vấn đề phải lo nên không ngay lập tức dám động binh với Đại Việt. Tuy nhiên, việc tích trữ lương thảo, kho tàng ở biên giới để chờ thời điểm thuận tiện mới dấy binh cũng là mối nguy cho nước ta.

Cần nhớ là thời trước khi Hốt Tất Liệt qua đời đã kịp ra lệnh chuẩn bị đạo quân để xâm lượt Đại Việt lần thứ 4 với quy mô hơn 50 vạn người, 1.000 thuyền, 70 vạn khí giới, 35 vạn thạch lương, 2 vạn thạch thức ăn cho ngựa, 21 vạn cân muối và cả tiền lương cho quân lính (mỗi người 2 đĩnh tiền). Dù kế hoạch sau đó bị hủy bỏ nhưng chúng vẫn để lại kho tàng tích trữ đáng lo cho nước ta. Chính vì vậy, quân Trần khi đó kéo sang đánh Nguyên để thực hiện kế nhất tiễn hạ song điêu: một mặt trừng trị bọn quan quân nhà Nguyên và mặt khác phá hủy các cơ sở có thể là mối nguy cho Đại Việt trong tương lai gần.

Cũng cần lưu ý rằng đánh sang đất giặc để chủ động phòng chống chiến tranh cũng được Hưng Đạo Vương nhắc nhở với các vua Trần trước khi qua đời. Đại Việt sử ký toàn thư chép vào 1300, thời điểm Hưng Đạo Vương ốm, vua Trần Anh Tông có đến thăm. Vua hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào”. Vương trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế “thanh dã”, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.

f2 1
Chân dung vị vua anh minh của Đại Việt . Nguồn: Youtube

Lịch sử Đại Việt

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...

Được quan tâm