Vợ chồng thạc sĩ bỏ việc về quê xây nhà đất sét rộng 84m2, chi phí chưa tới 500 triệu đồng

Trần Lâm 266 lượt xem 22 Tháng Bảy, 2023

Ngôi nhà có khả năng cách nhiệt rất tốt. Mặc dù nhiệt độ ở Montana, Mỹ có thể lên tới 32 – 37 độ C trong mùa hè, nhưng nhiệt độ trong ngôi nhà chỉ ở mức dưới 21 độ C kể cả khi không có điều hòa.

Ngôi nhà đất sét mơ ước

Với nhiều người, việc xây dựng một ngôi nhà bằng đất từ con số 0 nghe có vẻ khó khăn, nhưng đối với Daniel và Katherine Ray, ở bang Montana, Mỹ thì không. Cặp đôi lần đầu tiên biết đến những ngôi nhà cob house khi họ còn học đại học. Cob ở đây là 1 loại vật liệu xây dựng tự nhiên được làm từ đất sét, cát và rơm.

“Chúng tôi tình cờ nhìn thấy một bức ảnh về cob house ở Wales và thực sự thích thú, vì vậy chúng tôi bắt đầu thu thập rất nhiều ảnh về những ngôi nhà này. Đó là một giấc mơ tuyệt vời mà chúng tôi thực sự muốn thực hiện”, Ray chia sẻ.

Nhưng phải đến vài năm sau, cặp đôi mới có cơ hội biến nó thành hiện thực.

Sau khi học xong đại học, chúng tôi chuyển đến Vancouver, British Columbia, để tôi học tiếp bằng thạc sĩ về khoa học thư viện,” Ray nói. “Sau đó, khi quay về Montana, tôi vẫn chưa có việc làm và chúng tôi phải ở nhà thuê – vì vậy cả hai nghĩ rằng đó là thời điểm hoàn hảo để xây dựng một cob house.”

Cha mẹ của Ray có 0,4ha đất trống từng là đồng cỏ nuôi ngựa và họ đã cho phép hai vợ chồng xây nhà trên đó.

“Ngôi nhà đầu tiên của chúng tôi là một cob house rộng hơn 27m2 trên khu đất của bố mẹ,” Ray kể. Sau 3 năm, cặp vợ chồng quyết định xây một ngôi nhà lớn hơn trên mảnh đất của riêng họ. Họ coi ngôi nhà đầu tiên là bước luyện tập để thực hiện ý tưởng trong đầu.

Ray và vợ đã mua một mảnh đất ở thung lũng Bitterroot ở Victor, Montana và bắt đầu xây dựng cob house thứ hai vào mùa xuân năm 2016.

Công việc thực sự vất vả. Cặp đôi đã phải dành gần 3 năm để cố gắng tự hoàn thành ngôi nhà. “Cả hai chúng tôi đều phải hoàn thành công việc chính, và sau đó sẽ làm thêm khoảng 40 giờ một tuần để xây dựng ngôi nhà”, Ray kể lại.

Cặp đôi đã tham gia vào mọi công đoạn của quá trình xây dựng. Họ không chỉ tự vẽ bản thiết kế cho ngôi nhà, mà còn tự tìm nguồn cung ứng các vật liệu tự nhiên cần thiết để xây dựng.

Cặp đôi đã phải tự tạo ra cob bằng cách nhào bùn, đất sét, rơm và nước. May mắn là hầu hết các vật liệu xây dựng cần thiết đều có sẵn tại địa phương.

Tất cả rơm mà chúng tôi sử dụng để xây tường đều lấy từ khu vực này. Đất, thành phần chính của các bức tường, được lấy từ một mỏ đá cách nhà khoảng 8km,” Ray nói.

Anh cho biết, không giống như những viên gạch phải được kết dính với nhau bằng vữa, các bức tường của cob house được xây lên thành một lớp duy nhất.

Trước khi xây tường, cặp vợ chồng phải đào đất để xây móng.

Ray cho biết: “Chúng tôi đã thuê một máy xúc nhỏ, đào móng và sau đó bắt đầu xây dựng từ đầu. “Các công đoạn đều giống với xây một ngôi nhà bình thường”

“Cả hai chúng tôi đều tốt nghiệp ngành nhân chủng học và tôi có bằng thạc sĩ về thư viện và khoa học thông tin, vì vậy tôi có thể giỏi trong việc nghiên cứu. Nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm làm hợp đồng. Hai vợ chồng cũng chưa từng thực sự xây dựng bất cứ thứ gì.”

Rất may, các thành viên trong gia đình đã sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào họ có thể, nên hai vợ chồng không phải thuê bất kỳ nhà thầu bên ngoài nào.

Vì cob house có diện tích sàn lớn, nên 3 cột gỗ được sử dụng để đỡ một thanh xà trung tâm, nâng toàn bộ mái nhà. Nhưng một ngôi nhà nhỏ hơn có thể không cần đến, Ray nói: “Ngôi nhà đầu tiên của chúng tôi không cần cột gỗ. Khoảng cách giữa các bức tường ngắn hơn nhiều, vì vậy chúng tôi chỉ sử dụng các dầm bắc ngang.”

Không giống như một ngôi nhà bình thường, các bức tường của một cob house không có bất kỳ khung gỗ nào.

Cặp đôi đã tạo ra đồ nội thất tích hợp bằng cách tạo hình mặt bàn và kệ bằng đất, bao gồm cả quầy trong phòng tắm. Ray đã áp dụng một kỹ thuật sử dụng thạch cao vôi thay vì thạch cao đất sét và kết hợp với xà phòng dầu ô liu giúp chống thấm nước. Đó là một kỹ thuật của người Ma-rốc gọi là Tadelakt.

Hơn nữa, hầu hết mọi thứ trong nhà – kể cả tường – đều cong.

“Không có bức tường thẳng đứng, không có góc 90 độ trong nhà. Điều này tạo nên một cấu trúc có tính thẩm mỹ hơn nhiều”, Ray nói thêm.

Ray cũng nghĩ rằng phần quyến rũ nhất của ngôi nhà là bệ cửa sổ.

Tin mỗi ngày

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    21 3

    Guwahati – một góc Ấn Độ

    Nhắc đến bang Assam ở miền Đông Bắc Ấn Độ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loại trà Assam lừng danh thế giới. Ngoài ra, đây còn là một điểm đến du lịch giàu có về thắng cảnh, lịch sử, văn hóa. Và nếu du khách muốn khám phá “kho tàng” Assam thì hãy bắt...

Được quan tâm