Việt Nam nhận khoản chi trả 51,5 triệu đô la từ bán tín chỉ carbon

Huyền Linh 169 lượt xem 22 Tháng Ba, 2024

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa thông tin, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu đô la Mỹ cho các kết quả về giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon). Kết quả này nhờ việc hạn chế được tình trạng mất rừng, suy thoái rừng (thường được gọi là REDD+) và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

1 2
Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu đô la Mỹ cho các kết quả về giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon). Ảnh: H.P

Việt Nam là nước đầu tiên thuộc khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới.

Theo đó, cả nước đã giảm được 10,3 triệu tấn phát thải carbon trong giai đoạn từ ngày 1-2-2018 đến 31-12-2019. Đây cũng là khoản chi trả đơn lẻ lớn nhất từng có từ Quỹ đối tác carbon lâm nghiệp cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh và chất lượng cao.

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 theo thỏa thuận chi trả giảm phát thải, lượng giảm phát thải giai đoạn 2018-2019 của Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2. Ngân hàng Thế giới đã thông báo cho Việt Nam về việc thực hiện quyền mua thêm 1 triệu tấn CO2 bên ngoài số lượng hợp đồng.

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam giúp bảo vệ các khu rừng nhiệt đới của đất nước, bao phủ 3,1 triệu trong số 5,1 triệu hecta đất trong khu vực thực hiện chương trình. Những khu rừng này có tầm quan trọng về sinh thái. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của 12% dân số Việt Nam, bao gồm 13 nhóm dân tộc thiểu số và nhiều cộng đồng sinh sống phụ thuộc vào rừng.

Quỹ đối tác carbon lâm nghiệp là quỹ hợp tác toàn cầu, hỗ trợ các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức của người bản địa tập trung thực hiện giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng. Đồng thời, hỗ trợ bảo tồn trữ lượng carbon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng carbon rừng ở các nước đang phát triển, các hoạt động thường được gọi là REDD+.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm