Việt Nam có loài cá đặc sản đắt đỏ bậc nhất, trong bụng chứa một thứ quý như vàng

Trần Lâm 207 lượt xem 6 Tháng Sáu, 2023

Vùng biển Việt Nam có một loài cá vô cùng quý hiếm, xếp vào hàng những loại đắt đỏ nhất thế giới.

Cá sủ vàng (tên khoa học: Otolithoides biauritus) là loài cá thuộc họ Sciaenidae, phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc. Nó còn được biết tới với các tên gọi khác như cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường.

Tại Việt Nam, cá sủ vàng được phân bố rải rác từ vùng biển miền Bắc đến miền Nam nhưng giờ không còn nhiều, chỉ thi thoảng mới xuất hiện nên được xem là một loài cá quý hiếm.

Cá sủ vàng có vây lưng dài, miệng rộng và khá nhọn, có màu vàng nghệ lấp lánh. Nửa thân dưới của chúng có màu trắng bạc hơi phớt hồng. Phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tùy thuộc vào môi trường mà cá sinh sống. Cá sủ vàng trưởng thành có cân nặng khoảng 100-130kg.

Giá trị kinh tế của cá sủ vàng rất cao. Trước năm 2005, cá sủ vàng tại Việt Nam có giá từ 5-7 triệu đồng/kg, năm 2007 đã tăng lên 15-20 triệu đồng/kg. Hiện nay, do cá sủ vàng ngày càng quý hiếm nên thương lái săn lùng được có thể bán giá lên đến hàng tỷ đồng, tùy thuộc vào cân nặng của cá.

“Lộc trời”

Người Trung Quốc quan niệm rằng, ăn cá sủ vàng sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Người Nhật Bản và Việt Nam thì gọi đây là “lộc trời”.

Thịt cá sủ vàng có mùi vị thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ gan thận. Phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh ăn cá sủ vàng sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Loại cá này chứa nhiều protein, axit béo vitamin B, selen, kali và kẽm, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện thị lực, chữa trị một số bệnh về tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và chống ung thư.

Đặc biệt, các nhà khoa học khuyến khích sử dụng các loại cá giàu omega-3 như cá sủ vàng để duy trì chức năng não bộ.

q1 1
Cá sủ vàng được xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới

Cá sủ vàng, kết hợp với các loại rau củ và gia vị, tạo thành những món ăn tuyệt vời mang tới những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Không ngạc nhiên khi các món ăn độc đáo từ cá sủ vàng lọt top 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông (Trung Quốc) và được xếp vào hàng đắt nhất thế giới.

Ngoài thịt cá được dùng để chế biến món ăn, vẩy cá sủ vàng rất cứng nên được dùng để chế tạo những miếng gảy đàn cho người chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay châu Âu.

Bộ phận quý như vàng

Trong cá sủ vàng có một bộ phận được xem là quý nhất và được ví ngang với vàng, đó là “bóng cá”.

Theo truyền thông Trung Quốc, vào năm 1983, ông Lâm Đức Hoa, một ngư dân ở thôn Đồng Chiếu thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) tình cờ bắt được hai con cá sủ vàng. Do yêu thích món ăn từ bóng cá phơi khô nên ông quyết định đem về nhà chế biến.

Sau khi mổ cá, làm sạch bóng và ngâm muối cẩn thận, ông Lâm đem chúng đi phơi. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì ông lại quên bẵng mất món bóng cá cho tới tận… 38 năm sau.

Thật kỳ lạ, khi được tìm thấy thì số bóng cá phơi khô không bị hỏng mà trở nên khô cứng, chuyển sang màu vàng phổ phách rất đẹp mắt, không có dấu hiệu nấm mốc. Mỗi miếng bóng cá dài khoảng 50cm, rộng 15cm và nặng 500g.

q2 1
Có người trả giá tới 1,7 tỷ đồng để mua bóng cá sủ vàng

Ông Lâm đã nhờ con trai mình chụp lại ảnh của hai chiếc bong bóng cá rồi đăng lên mạng, nào ngờ, rất nhiều người đua nhau gọi tới hỏi mua. Có người ra giá tới 500.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng).

Bóng cá sủ vàng phơi khô được cho là có giá trị dinh dưỡng ngang với nhân sâm, tổ yến. Trong bóng cá sủ vàng, cứ 500g thì chứa 442g đạm, được cho là có tác dụng đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược.

Đặc biệt, người Trung Quốc còn sử dụng bong bóng cá trong một số phương thuốc bí truyền khiến giá trị của nó tăng lên một cách chóng mặt.

Trên thị trường, 1kg bong bóng cá sủ vàng tươi có giá từ 45.000 – 55.000 USD (tương đương 1-1,3 tỷ đồng). Cá sủ vàng nặng từ 40-50kg thì bóng cá sẽ rơi vào khoảng 1kg tươi.

Bóng cá sủ vàng còn được dùng làm chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật. Loại chỉ này không gây tổn thương đối với mô, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Loài cá cần bảo tồn

Cá sủ vàng mang tới giá trị kinh tế cao nhưng đang dần biến mất nên cần được bảo tồn. Một số chuyên gia cho biết, tâm lý khẳng định mình có thể ăn, sở hữu hàng độc của một số người mới là nguyên nhân chủ yếu thổi giá thị trường loài cá này lên cao.

Việc bảo tồn nguồn gen và nhân nuôi cá sủ vàng khá khó khăn do cá sủ vàng rất đắt, cần có kinh phí lớn mới gom đủ số lượng cá thể nhất định để cho sinh sản nhân tạo. Malaysia đã lập một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn cá sủ vàng, song nước này không phải là nơi sinh cư để cá sinh sản nên rất khó thực hiện.

Do đó trước mắt, để hướng đến nghiên cứu và bảo tồn cá sủ vàng thì cần giảm thiểu việc khai thác quá mức và mua bán các sản phẩm từ loài cá này trên thị trường.

Theo Tri thức trẻ

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm