Về ‘xứ nẫu’ Bình Định nếm món tré đậm vị đồng quê

Trần Hùng 186 lượt xem 4 Tháng Năm, 2021

Được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường, tré Bình Định là một trong những mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa ăn kèm cùng với rượu bầu đá.

Món tré không những có cái tên độc đáo mà cách gói trong nắm rơm khô cũng khiến nhiều quan khách ấn tượng khi đi qua những con đường bày bán món ăn này.

Món tré Bình Định có hình thức mộc mạc được gói bởi lớp rơm khô, buộc chặt 2 đầu, bên trong là phần thịt tré.

21 2
Món tré là đặc sản của Bình Định

Theo cách làm tré ngon của người dân nơi đây: Thịt tré gồm 2 phần: Thịt đầu heo và thịt ba chỉ heo; gia vị tẩm ướp gồm mè, hạt tiêu, tỏi, muối, riềng đặc biệt là phần nêm nếm thính và bột nêm cho vừa vặn. Thịt đầu gồm phần tai, mũi, miệng được sơ chế khử mùi bằng muối trắng sau đó luộc chín và vớt ra nhúng ngay vào nước lạnh. Bằng cách này, thịt tré sẽ giòn, không kết dính, ngấm thính đều hơn.

Món tré với đầy đủ các vị mặn, ngọt, béo, chua, cay và chát thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc.

Món tré trộn sau khi được tẩm ướp sẽ được bọc trong lớp lá ổi già cho dậy mùi thơm. Ngoài cùng là lớp rơm khô và được cố định lại bằng lạt tre được chẻ mỏng thủ công. Sau 2 3 ngày, tré lên men và bắt đầu dậy vị chua nhẹ cùng vị thơm nồng của riềng, tỏi là sẵn sàng lên bàn nhậu tiếp đãi thực khách gần xa.

Phần rơm được người dân đập bỏ hạt sau đó phơi khô tự nhiên chính vì vậy phần rơm vẫn giữ được mùi thơm man mát của lúa chín.

22 1
Thịt tré được bọc bằng một lớp lá ổi bên ngoài

Lá ổi bọc ngoài phải chọn những lá già để mùi thơm đậm hơn. Từng lá được rửa kỹ càng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mùi thơm của thính kết hợp với mùi đặc trưng của lá ổi và phần rơm bọc ngoài thơm mùi lúa chín. Tất cả tạo nên một món ăn mang hương vị đồng quê mộc mạc, chân chất mà bạn không thể bỏ qua nếu ghé thăm vùng đất Bình Định.

Khi thưởng thức tré, sau khi lột lớp rơm và một lớp nilon ở ngoài, người ta dùng đũa đánh tơi phần thịt để lớp thính đều hơn. Trên bàn nhậu, lá ổi được giữ lại để ăn kèm với thịt tré; trên bàn tiệc, tré được dùng làm món khai vị.

23 1
Tré là món ăn, món quà độc đáo cho hầu hết khách du lịch gần xa

Để thưởng thức món ăn trọn vẹn hơn, người ta thường ăn kèm với bánh đa và các loại rau sống chấm cùng với nước mắm có pha thêm tỏi ớt hoặc tương ớt cho dậy vị, đánh thức vị giác của thực khách.

Bất cứ ai có dịp ghé qua Bình Định, người ta đều muốn mang những “nắm rơm cuốn 2 đầu” về làm quà cho người thân ở nhà. Món tré có thể để trong ngăn mát tủ lạnh hàng tháng mà hương vị vẫn vẹn nguyên, từ đó mà món ăn này đã trở thành món quà độc đáo cho hầu hết mọi khách du lịch gần xa.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm