Về thăm lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy

Hồng Đào 78 lượt xem 3 Tháng Sáu, 2021

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy, ở xã Bình Hải (Bình Sơn) có tuổi đời hơn 300 năm. Nơi đây như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của làng chài.

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy hiện đang lưu giữ hai quách gỗ chứa hài cốt của cá Ông và cá Bà. Lăng vạn này được người dân nơi đây gìn giữ như bảo vật thiêng liêng của làng.

Điểm tựa tinh thần của cư dân miền biển

lang van 1
Bảng hiệu “Hải ốc tàng linh” được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm trong lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy.

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy hướng mặt ra biển bao la. Chủ lăng vạn Nguyễn Thành Tâm kể: Các bậc cao niên kể lại rằng, cách đây hơn 300 năm, cá Voi hay còn gọi là cá Ông được ngư dân miền biển tôn kính là Nam Hải đại tướng quân chi thần đã lụy vào bờ biển. Người dân đem cá Ông chôn cất. Ba năm sau thì di dời tro cốt của cá Ông vào đặt ở vị trí trang nghiêm trong lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy. Một thời gian sau đó, người dân đưa hài cốt cá Bà vào thờ cúng tại lăng vạn. 

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy được xây dựng với sự đóng góp của cư dân làng chài Thanh Thủy và cả người dân ở các xã Bình An, Bình Khương (Bình Sơn). Người dân các xã Bình An, Bình Khương đóng góp gỗ mít để làm mái, cột, kèo bằng cách thả những cây gỗ xuôi dòng trên sông Trà Bồng. Số gỗ này theo dòng chảy cập đến cảng Sa Cần (xã Bình Thạnh), người dân vớt gỗ đem về dựng cột, kèo ở lăng vạn.

Bên trong lăng vạn lưu giữ nhiều bút tích Hán tự. Trong đó có bảng hiệu được treo trang trọng ở gian giữa lăng vạn với bốn chữ hán “Hải ốc tàng linh”, có nghĩa là “Nơi chứa đựng nhiều điều linh hiển từ bao đời nay”. Bên ngoài, trên các cây cột ghi những liễn văn, chữ viết Hán nôm nói về khung cảnh, quá trình hình thành lăng vạn.

Ở lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy hiện đang lưu giữ 6 bản sắc phong của 5 vị vua từ vua Minh Mạng đến vua Khải Định. Cụ Võ Giận (89 tuổi), người từng đảm nhiệm chức vụ chủ lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy cho hay: “Cách đây hàng trăm năm, theo lời của người đi trước, vua và cùng đoàn tùy tùng đã dừng chân, nghỉ ngơi tại lăng. Nhưng ở đây không có nước ngọt để uống nên vua đã ra lệnh tùy tùng, binh lính đào giếng nước ngọt. Từ đó, mới có tên là lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy. Thủy là nước, thanh là trong, có nghĩa là nguồn nước mát, trong lành”.

Khi đưa cá Ông, cá Bà vào lăng vạn, ngư dân miền biển Thanh Thủy có thêm chỗ dựa, niềm tin để yên tâm vươn khơi bám biển. “Mỗi chuyến vươn khơi, các hộ dân Thanh Thủy đều đến lăng vạn thắp hương xin cá Ông, cá Bà phù hộ, cầu bình yên và hải sản đầy khoang”, ông Tâm cho biết.

Gìn giữ cho đời sau

Ông Nguyễn Thành Tâm chia sẻ: “Năm 2017, lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Trải qua bao thăng trầm, điều kỳ lạ là lăng vạn vẫn không bị sụp đổ do chiến tranh hay mưa bão. Hằng năm, người dân đều đóng góp kinh phí để trùng tu, sửa chữa, nhưng vẫn giữ nét đẹp cổ xưa, uy nghi”. 

Kế thừa và phát huy nghi lễ từ bao đời nay, cứ vào ngày 20 tháng Chạp âm lịch hằng năm, người dân làng Thanh Thủy tổ chức giỗ cá Ông, cá Bà tại lăng vạn. Vào dịp này, không chỉ người dân trong thôn xã mà nhân dân ở các nơi cũng đến tham dự và cầu mong Nam Hải đại tướng quân phù hộ những chuyến biển thuận buồm xuôi gió. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống từ bao đời nay của người dân ở làng biển này.

Theo baoquangngai.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    1 1

    Bồi hồi ngắm lại cây Cầu Ba Cẳng của Sài Gòn xưa

    “Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức...
    1 24

    Tết xưa của người Tràng An

    Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết xưa vẫn cứ thấp thoáng trong miền ký ức của nhiều người con đất kinh kỳ. Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã...
    1 16

    Hãng đĩa hát xưa ở Sài Gòn

    Trong một dịp may tình cờ, tôi có được một chồng dĩa hát than cũ suýt nữa bị đem bỏ vì không dùng từ lâu. Bộ đĩa có hơn trăm cái, có vài cái bị nứt. Mỗi cái dĩa đều nằm trong bao giấy vuông có khoét sẵn một lỗ tròn giữa tâm để lộ...
    1 15

    Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

    Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài Gòn ngày nay. Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, nay là trường THPT Marie Curie, Sài Gòn thập niên 1920. Ảnh tư liệu. Trường Petrus...

Được quan tâm