Về Quảng Ninh ghé thăm 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng

Hoàng Thơ 232 lượt xem 17 Tháng Mười, 2023

Nếu có dịp đến Quảng Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan, khám phá những làng nghề truyền thống như làng gốm sứ, làng nghề đóng và sửa chữa tàu, làng nuôi cấy ngọc trai, làng mỹ nghệ than đá…

nttt
Sản phẩm ngọc trai của Vân Đồn rất nổi tiếng vì đẹp và có giá trị kinh tế cao. (Ảnh: Trọng Chính/TTXVN)

Không chỉ nổi tiếng là vùng du lịch trọng điểm của miền Bắc, với Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thông hấp dẫn du khách.

Nếu có dịp đến Quảng Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan, khám phá những làng nghề truyền thống như làng gốm sứ, làng nghề đóng và sửa chữa tàu, làng nuôi cấy ngọc trai, làng mỹ nghệ than đá, làng nghề đan ngư cụ.

Làng nghề thủ công gốm sứ Móng Cái

Gốm sứ Móng Cái đặc trưng cho tính chất của dòng gốm nặng lửa. Sự ra đời của dòng sứ này khá muộn, mãi đến giữa thế kỷ XIX mới xuất hiện cụm lò sứ đầu tiên tại Móng Cái.

Thực tế cho thấy Móng Cái đã từng trở thành một trung tâm gốm sứ. Để đạt được sự ghi nhận, đánh giá cao đó qua sự hiện diện chỉ hơn một thế kỷ của mình, dòng sứ Vạn Ninh-Móng Cái có những đặc điểm riêng, nổi trội so với các dòng sứ khác ở trong cũng như ngoài nước, trong đó, điểm riêng nhất là mỹ thuật tạo hình, hoa văn, các đề tài trang trí mang tích truyện của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, mang hàm ý tươi vui, chúc phúc…

Sứ Móng Cái mang nhiều nét Trung Hoa như từ cách trang trí các đề tài, tiểu thức nhưng gốm sứ Móng Cái vẫn có chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc và được ưa chuộng tại các nước lớn như Nga, Hong Kong, Pháp…

Gốm sứ Móng Cái ra đời mang dấu ấn riêng ở phần men màu lam nhạt đặc sắc. Ngày nay các làng nghề gốm còn hoạt động chủ yếu ở Mạo Khê và Đông Triều.

Những sản phẩm gốm sứ có cách pha trộn màu độc đáo từ đậm nhạt đến tươi, sẫm được nung ở nhiệt độ trên 1000 độ C cho ra những sản phẩm có độ bền cao.

Ngày nay làng nghề truyền thống gốm sứ sản xuất chủ yếu các đồ gia dụng phục vụ đời sống hằng ngày và vật dụng trang trí có tính thẩm mỹ cao góp phần phát triển kinh tế xã hội và tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

Làng nuôi cấy ngọc trai Vân Đồn

Được ví như “vương quốc ngọc trai” – ngọc trai Vân Đồn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng đứng đầu thế giới.

Với hơn chục nghìn ha diện tích bãi triều ngập nước, cùng với hàng vạn ha diện tích mặt nước, khí hậu, môi trường ở vùng Vịnh Bái Tử Long tạo điều kiện rất thuận lợi để Vân Đồn phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc.

Vân Đồn là nơi tập trung 4 loài ngọc trai có giá trị gồm trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson. Đây là những loài trai ngọc rất quý và có giá trị xuất khẩu cao.

Trước đây, nghề nuôi trai ở Vân Đồn khá phát triển nhưng do nhiều nguyên nhân nghề này đã bị mai một dần. Hiện nay, ở Vân Đồn có 3 doanh nghiệp nuôi trai cấy ngọc, trong đó có 2 doanh nghiệp có nguồn vốn 100% của Nhật Bản. Ngọc trai ở đây được thu hoạch quanh năm.

nttyyy
Nghề nuôi trai lấy ngọc tại Vân Đồn. (Ảnh: Trọng Chính/TTXVN)

Qua bàn tay khéo léo của người lao động cộng với điều kiện tự nhiên của vùng biển Vân Đồn, ngọc trai Vân Đồn có màu sắc sang trọng không thua kém bất kỳ sản phẩm các vùng trai ngọc nào của Đông Nam Á.

Hàng năm làng nuôi cấy ngọc trai trên Vịnh Bái Tử Long thu hoạch số lượng lớn những viên ngọc trai có kích thước lớn, lấp lánh đầy màu sắc, có giá trị kinh tế cao khiến cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật… đều bị chinh phục.

Làng nghề mỹ nghệ than đá

Chế tác mỹ nghệ từ than đá là một nghề thủ công truyền thống độc đáo chỉ có ở vùng than Quảng Ninh, gắn liền với lịch sử hình thành của vùng đất, với giai cấp công nhân mỏ.

Những hòn than đá đen nhánh qua bàn tay của người thợ điêu khắc ở Quảng Ninh trở thành những sản phẩm độc đáo mang những vẻ đẹp riêng và có giá trị thẩm mỹ cao.

ttttttt
Khách tham quan trưng bày sản phẩm điêu khắc than đá Quảng Ninh. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Nghề thủ công mỹ nghệ than đá được du nhập từ Pháp và có mặt từ đầu thế kỷ 20, đến nay làng nghề truyền thống này đã khá nổi tiếng. Những sản phẩm làm từ than đá có tính thẩm mỹ, chất liệu độc đáo kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ đã tạo ra những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, góp phần tạo nên tên tuổi cho làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh.

Từ một số mẫu đơn giản ban đầu như Phù điêu Vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái…, các nghệ nhân tài hoa đã sáng tạo ra hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm điêu khắc than mỹ nghệ với độ tinh xảo, nghệ thuật được du khách ưa thích. Mỗi sản phẩm than đá mỹ nghệ có giá từ vài trăm nghìn đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng tùy kích cỡ và độ tinh xảo.

Nhiều sản phẩm điêu khắc từ than đá tại Quảng Ninh có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và một số quốc gia như Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Áo, Đức.

Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học

Ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vẫn tồn tại một làng nghề hàng trăm năm tuổi, đó là làng nghề truyền thống Hưng Học ở phường Nam Hòa.

Sản phẩm ngư cụ truyền thống được làm theo đơn đặt hàng của ngư dân và du khách. (Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Quảng Ninh)

Làng nghề Hưng Học được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ 15. Tương truyền, tổ nghề là cụ Đặng Văn Tuân, tên huý là Quý Đôn, quê gốc ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cụ vốn có nghề đan lờ cá rô, lờ cá diếc, thấy vùng bãi triều ven biển nhiều tôm, cua, cá…, cụ đã sáng tạo ra các loại lờ, đăng, đó để đánh bắt hải sản và truyền nghề cho con cháu trong dòng họ, cho nhân dân trong làng để tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Ngày nay, cả làng Hưng Học đều biết làm nghề, cả làng như một công xưởng lớn. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân để biết thêm về quy trình, cách làm ra những sản phẩm thủ công, đánh bắt hải sản thân thiện với môi trường, sản phẩm của làng nghề đã trở thành những mặt hàng lưu niệm hấp dẫn du khách.

Làng nghề đóng, sửa chữa tàu thuyền Hà An

Nghề đóng tàu ở phường Hà An – thị xã Quảng Yên đã có lịch sử cả trăm năm, khởi nguồn chủ yếu là đóng tàu vỏ gỗ đánh cá nhỏ.

Với kỹ thuật đóng thuyền điêu luyện, nơi đây nổi tiếng với sản phẩm thuyền ba vát, buồm dơi xuất hiện hầu hết trên vùng biển Đông Bắc thời xa xưa, dù ngược nước, ngược sóng thuyền vẫn băng băng thẳng tiến.

Ngày nay những con tàu máy hiện đại đang dần thay thế những con thuyền gỗ nhỏ, thuyền ba vát, buồm dơi nhưng làng nghề truyền thống này vẫn duy trì hoạt động để phục vụ người dân địa phương và góp phần phát triển du lịch văn hóa

Không chỉ là biểu trưng cho giá trị văn hóa đáng quý, làng nghề Hà An còn là điểm du lịch Quảng Ninh thu hút khách tham quan bởi vẻ đẹp thanh bình của một làng chài nhỏ, cùng phong cảnh non nước hữu tình./.

Nguồn: Vietnam+

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm