Về miền Tây, trải nghiệm các phương tiện di chuyển đậm “chất” vùng sông nước

Trần Hùng 837 lượt xem 21 Tháng Tư, 2021
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và để di chuyển trong điều kiện địa hình đặc thù nơi đây, người dân đã tạo, cải tiến các phương tiện di chuyển trên sông với nhiều kiểu loại và tên gọi khác nhau.

mien tay song nuoc 1

Ngoài các phương tiện có kích thước và tải trọng lớn lưu thông ở các sông lớn như ghe, tàu, phà. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động người ta phân chia thành những loại khác nhau.

Xuồng ba lá

Mỗi khi nhắc về miền Tây, hình ảnh về chiếc xuồng nhỏ với cái tên lạ nhưng dễ nhớ này để lại trong lòng du khách, người dân nhiều kỉ niệm.

di chuyen

Xuồng ba lá hay thuyền tam bản là một loại thuyền gỗ có hình dáng nhỏ, gọn dễ luồn lách trên những con mương, con rạch nhỏ, đồng thời cũng có thể dễ dàng ra ngoài sông lớn.

xuong ba la
Gọi nó là xuồng ba lá vì ban đầu, chiếc xuồng này được làm từ ba miếng gỗ.

Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Để cho chiếc xuồng được giữ chắc, người ta thường dùng những thanh gỗ cong tạo thành khung, giống như khung hình xương sườn con cá. Bộ khung này có tác dụng giữ chắc các tấm ván lại với nhau để chịu được sức ép của nước từ bên ngoài tác động vào, cố định thân chiếc xuồng, giúp cho xuồng không bị biến dạng. Phía dưới các thanh cong người ta thường khoét những cái lỗ hình bán nguyệt (người dân ở đây gọi là lỗ lù), giúp cho các khoang có thể thông nước với nhau để tiện trong việc tát nước khi xuồng có nước do bị tác động trong lúc di chuyển.

Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có tính linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặt thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, giao thông đường bộ kém phát triển thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.

RUOT DUOI 48H 2
Cảnh rượt đổi bằng xuồng ba lá có gắn động cơ trên sông trong phim Lật mặt 5: 48h của đạo diễn Lý Hải

Có thể nói “xuồng ba lá” là hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng cho người dân vùng đất Nam Bộ. Là phương tiện có khả năng di chuyển nhanh ngay cả ở nơi nước cạn bởi diện tích mặt tiếp xúc với nước nhỏ làm hạn chế tối đa sức cản của nước.

hai bong sung bang xuong ba la

Người ta dùng xuồng để đi lại cũng như trong đời sống và quá trình lao động sản xuất: di chuyển (đám tiệc, đi học, thăm hỏi,…), thăm câu, giăng lưới, vận chuyển sản vật khai thác được ở đồng ruộng hay là phương tiện để buôn bán.

Tắc ráng hay còn gọi là vỏ lãi (vỏ vọt)

Là một loại thuyền nhỏ dáng hình thoi, thường được làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa composite và có gắn động cơ máy đuôi tôm ở phía sau. Là phương tiện di chuyển chủ yếu và rất được phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhất là vào mùa nước nổi.

Võ lãi

Vỏ lãi trên sông ở miền Tây được người dân xem như chiếc xe gắn máy trên đất liền. Người miền Nam đặt tên là vỏ lãi vì thấy nó có thân hình dài như con lãi. “Vỏ” là vì để phân biệt với phần ruột, ý chỉ là chiếc máy đuôi tôm chạy bằng xăng, động cơ này giúp vỏ lãi chạy nhanh, được sản xuất ở Đức hoặc Nhật Bản.

tram cim 1024x683 1

Vỏ lãi là phương tiện thon gọn, giúp người dân miền Tây dễ di chuyển trên kênh rạch chằng chịt hay vào những chỗ nhiều khu vực có nhiều lau sậy, cây cỏ.

Tắc ráng

Tắc ráng nguyên gốc xuất phát là chiếc vỏ lãi.

Picture2

Nhận thấy chiếc vỏ lãi còn có nhiều bất cập như thân xuồng còn quá rộng, mũi còn khá thấy nên khi di chuyển còn bị sức cản của nước, làm xuồng đi với vận tốc chậm. Nên ông ông Tiêu Văn Sum (hay còn gọi là Ông Năm Cải hay ông Chín Sum) đã thử tìm hiểu và cải tiến như làm thân xuồng nhỏ, mũi hẹp lại và vát lên cao. Ông dùng sơn sơn một lớp ở dưới lườn xuồng để độ ma sát giữa thân xuồng và nước giảm.

Kết quả là chiếc xuồng – vỏ lãi của ông cải tiến có tốc độ chạy nhanh hơn các xuồng máy đuôi tôm có cùng công suất.

2552 8

Bên cạnh đó, chiếc vỏ lãi cải tiếng này lại có thể vượt khỏi vùng nước nông, nước cạn, vùng quanh, uốn khúc, vùng hẹp rất linh hoạt và nhanh. Ông đặt cho chiếc xuồng – vỏ lãi cải tiến của mình là Tắc Ráng.

Hinh 9 0ff35

Ve dep VN thi anh quoc te 2

Tắc Ráng trong đời sống người dân miền sông nước. Vào mùa nước nổi, chiếc tắc ráng cũng là phương tiện để người dân đi đánh lưới, bắt cá, hái bông súng, bông điên điển…Đặc biệt, người dân có thể chuyên chở nông sản, trái cây, đưa học sinh đến trường, đưa rước dâu, đám cưới… cũng bằng tắc ráng.

Hồng Thắm

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng. Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

    Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Lưu giữ báu vật vô giá Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái...
    ct1 172374018667957138346

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ đẹp nhất ‘xứ Tiên’

    Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi được một gia đình ở tỉnh Quảng Nam gìn giữ như báu vật. Điều đáng nói, ngôi nhà này được ông Ngô Đình Diệm hỏi mua tới 3 lần nhưng gia chủ đều từ chối. Nằm cách TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên ở xã...
    1 10

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ bên di sản thế giới Thành nhà Hồ

    Ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng đã tồn tại hơn 200 năm, nằm cạnh di sản thế giới Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đây là một trong những ngôi nhà cổ dân gian tiêu biểu của Việt Nam và đang được giữ gìn cẩn trọng. Nhà cổ dân gian...
    1 9

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ của dòng họ nữ tướng Bùi Thị Xuân

    Sống trong căn nhà cổ được tổ tiên truyền lại, gia đình ông Bùi Đắc Khả (73 tuổi, ở khối phố Phú Xuân, TT.Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) luôn tự hào và động viên nhau giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia tộc. NHÀ CỔ ĐẸP NHẤT HUYỆN Đôi bờ sông Kôn đoạn...

Được quan tâm