Về Huế chiêm ngưỡng 32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn độc đáo

Trần Hùng 34 lượt xem 11 Tháng Sáu, 2022

32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn do bàn tay tài hoa của nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) chế tác đã được ra mắt tại Huế, nhân hưởng ứng sự kiện tuần lễ Festival Huế 2022 và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

11 2

Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Nghệ nhân nhân dân (NNND) Trần Độ đến từ làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng phối hợp tổ chức tại di tích lầu Ngũ Phụng (Ngọ môn – Đại nội Huế).

12 1

Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ).

13 1 14 1

Trong đó, thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc; thời Minh Mạng (1820-1840) có 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) có 15 chiếc; thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc. Đến thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.

15 1 16 1 17 1 18 1 19 1

Tuy nhiên, do những biến động của lịch sử, có một số chiếc ấn quý đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy, số còn lại gồm 85 chiếc ấn với các chất liệu vàng, ngọc, bạc đến nay được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” tại lầu Ngũ Phụng (Đại nội Huế) trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên từ các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; trong đó, có các chiếc ấn nổi tiếng như: Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử…

21 2

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, nhìn nhận, triển lãm lần này góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn từ câu chuyện của những nhân vật, những sự kiện gắn với Hoàng cung Huế một thời. Những phiên bản kim ấn trưng bày tại triển lãm là sản phẩm đáng để chiêm ngưỡng được chế tác từ đôi bàn tay tài hoa của NNND Trần Độ đến từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Trong ảnh là nghệ nhân Trần Độ.

22 2
Nghệ nhân Trần Độ (phải) trao đổi với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tại triển lãm phiên bản kim ấn
23 1
Sự hiện diện của những phiên bản kim ấn triều Nguyễn bằng chất liệu gốm thếp vàng là một sự trải nghiệm mới trong nghệ thuật tạo hình và chế tác gốm Bát Tràng của NNND Trần Độ. Qua đó giúp khách tham quan Cố đô Huế có thêm cơ hội để hiểu hơn về loại hình cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình trị vì đất nước của nhà Nguyễn.
Nghệ nhân Trần Độ (sinh năm 1957, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) thuộc thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần theo nghiệp gốm.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    Chu Tich Quoc Hoi 6

    Hôm nay Quốc hội chất vấn các vấn đề nóng về y tế, giáo dục và đào tạo

    Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ chất vấn đối với các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội;...
    daquy2 1638027534

    Vườn dã quỳ rực rỡ giữa Hà Nội

    Vườn dã quỳ nở vàng giúp người dân thủ đô có thêm lựa chọn chụp ảnh mà không cần lên Ba Vì. Hằng năm, cứ đến mùa dã quỳ nở, người dân thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới vườn quốc gia Ba Vì để chụp ảnh. Nhận thấy tiềm năng và vẻ đẹp...
    1699318810 p12 6 11 thanh co dien khanh anhlon 4852 4575 width850height661

    Xót xa thành cổ Diên Khánh ngập rác, bốc mùi

    Di tích thành cổ Diên Khánh có niên đại 230 năm được công nhận là di tích quốc gia, đang xuống cấp trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại mọc um tùm. Di tích thành cổ thành nơi xả rác Tại cửa Đông, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Đây là cổng khách...
    a225da86fbca12944bdb

    Ông Lãnh là ai?

    Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
    campuchia 5

    Cây cầu cổ bằng đá ong, được in trên tiền của Campuchia

    Trên đường tiến vào Xiêm Riệp để viếng thăm Angkor Wat tráng lệ của đất nước Campuchia, du khách có thể dừng chân ít phút chiêm ngưỡng nét cổ xưa của cầu Kompong Kdei. Cầu Kompong Kdei hay còn gọi là cầu Spean Praptos, được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Chayravaman...

Được quan tâm