Văn hóa Việt Nam với Phương Tây (Phần 2)

Dương Phong 430 lượt xem 26 Tháng Năm, 2021

Ngoài Ki-tô giáo, sự giao thoa giữa nền văn hóa của phương Tây với Việt Nam còn để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực như: Văn tự- ngôn ngữ, báo chí, văn học – nghệ thuật, giáo dục – khoa học và tư tưởng.

1. Ngôn ngữ

Khi truyền đạo Ki-tô giáo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ truyền đạo vấp phải đó là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Do đó, họ đã dùng bộ chữ cái Latinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt, tạo nên Chữ Quốc ngữ- một thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha, Ý, Pháp,…Và những người Việt Nam đã giúp đỡ họ học tiếng Việt.

Với công lao lớn nhất thuộc về linh mục Alexandre de Rhodes (1591-1660), người đã kế thừa các công trình của Gaspar d’ Amaral và Antonio Barbosa, biên soạn và xuất bản ở Roma vào năm 1651 với cuốn Từ điểm Annam- Lusitan- Latin (Thường gọi là Từ điển Việt- Bồ- La). Tuy chữ Quốc Ngữ ban đầu là công cụ truyền đạo của các giáo sĩ, nhưng do sự dễ học của nó nên đã được các nhà Nho tiến bộ truyền bá để phổ cập và nâng cao dân trí.

Tranh chân dung Alexandre de Rhodes. Ảnh: Wikipedia
200px L 2360 a 0008 1 t24 C R0072
Trang đầu của các mục từ bắt đầu bằng chữ cái A trong Từ điển Việt–Bồ–La. Ảnh: Wikipedia

2. Báo chí

Do việc xâm nhập của văn hóa phương Tây và sự ra đời của chữ Quốc Ngữ nên đã dẫn tới sự ra đời của báo chí, lúc đầu được sinh ra với mục đích là phục vụ cho nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp.

Tờ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ (số đầu ra ngày 15-1-1865).Sau đó ở Sài Gòn và Hà Nội lần lượt ra nhiều tờ báo khác bằng chữ Quốc Ngữ và chữ Hán, góp phần quan trọng cho việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt.

800px Gia Dinh Bao
Trang bìa số đầu phát hành ngày 15 tháng 1 năm 1866 của Gia Định báo. Ảnh: Wikipedia

3. Văn học

Tiếp theo với sự tiếp xúc của phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học một thể loại mới gọi là tiểu thuyết hiện đại, vốn là cái mà truyền thống Việt Nam không có với tác phẩm tiêu biểu dẫn đầu như tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Tấn viết bằng chữ Quốc ngữ in ở Sài Gòn năm 1887 với nhan đề Truyện thầy Lazaro Phiền, theo sau là hàng loạt những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh…

thay lazaro phien nguyen trong quan
Truyện Thầy Lazaro Phiền và tác giả Nguyễn Trọng Quản. Ảnh: Thanh niên
unnamed
Hồ Biểu Chánh và những tác phẩm tiêu biểu của ông. Ảnh: HTV

Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây đồng thời cũng ảnh hưởng vào một lĩnh vực có truyền thống lâu đời tại Việt Nam là thơ với sự bùng nổ mãnh liệt của phong trào Thơ mới với những tên tuổi như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận…vào những năm 30.

Đồng thời, sự tiếp xúc với ngôn ngữ của phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có biến động với những từ ngữ vay mượn để diễn tả những khái niệm của cuộc sống thường ngày như xà phòng, xà bông (savon), kem (crème), ga (gare,gaz),….

4. Nghệ thuật

Trong nghệ thuật hội họa thì sự xuất hiện những thể loại vay mượn từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực. Với nghệ thuật bút pháp tả thực của phương Tây còn xuất hiện trên cả sân khấu với thể loại kịch nói và tác động tới sự ra đời của nghệ thuật cải lương. Nghệ thuật thanh sắc tổng hợp cổ truyền cũng đã bắt đầu phân hóa thành hàng loạt bộ môn như ca, múa, nhạc, kịch,…

5. Giáo dục

Để đào tạo người làm việc cho mình, thực dân Pháp đã buộc học trò học tiếng Pháp,bắt theo hệ thống giáo dục phương Tây.

Vào năm 1898, chương trình thi Hương có thêm hai môn Quốc ngữ và Pháp văn.

Vào năm 1906 lập ra Nha học chính Đông Dương, định ra ba bậc học cơ sở đó là ấu học, tiểu học và trung học với thời gian sau thành lập ra thêm nhiều trường cao đẳng và 1908 thì mở ra Đại học Đông Dương. Theo thời gian thì Nho học bị tàn lụi dần với kì thi Hương bị bãi bỏ vào 1915 tại Bắc Kì và 1918 ở Trung Kì, dẫn đến sự chấm dứt nền Nho học tại Việt Nam.

6. Khoa học và tư tưởng.

Với hệ thống giáo dục mới cùng với sách vở phương Tây đã góp phần giúp dân tộc ta thêm mở rộng tầm mắt, được tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư sản, sau đó là tư tưởng Mác xít. Tuyền thống đạo học với lối tư duy tổng hợp đã được bổ sung thêm lối tư duy phân tích. 

Về Khoa học thì nền khoa học hiện đại đã manh nha từ các thời thuộc Pháp cho đến khi đất nước giao lưu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thì phát triển và lớn mạnh.

Với sự giao thoa giữa nền văn hóa phương Tây với văn hóa dân tộc đã để lại cho Việt Nam nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, không những thế qua sự giao thoa văn hóa chúng ta không những tiếp nhận mà đồng thời còn biến tấu, thay đổi, chắt lọc những cái hay của phương Tây để mà tạo ra những cái mới, cái đặc biệt của riêng mình.

Tổng hợp: Dương Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    1 71

    Khách Tây nô nức check-in làng nghề cổ Hà Nội

    Sau khi được nhiều báo quốc tế ca tụng, trở thành hiện tượng trên nền tảng mạng xã hội, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội thu hút nhiều khách quốc tế đến checkin, khám phá.  Hãng thông tấn AFP của Pháp đưa tin, làng Quảng Phú Cầu nằm ở...
    7076

    Ngôi nhà nhỏ bên dòng sông Kiến Giang nơi gắn liền với bóng hình Đại tướng

    Sông Kiến Giang hay câu hò khoan Lệ Thủy là nơi gắn liền với tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ ngôi nhà nhỏ bên sông, con đường và dòng sông ngày đó, giờ đây đã trở thành địa chỉ đỏ để du khách thập phương và nhân dân đến tham quan mỗi...
    30

    Chiêm ngưỡng kiến trúc nhà thờ màu hồng độc nhất ở TPHCM vừa lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới

    Tờ Hindustan Times (Ấn Độ) điểm danh 8 điểm đến cho người yêu màu hồng trên thế giới, nhà thờ Tân Định ở TPHCM cũng nằm trong số đó. Nhà thờ Tân Định hay còn gọi là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu – Tân Định tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3, TPHCM)....
    M

    Sức hút của di sản

    Sự kiện đáng chú ý gần đây là việc Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới (WTA) vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” năm 2023. Đây là lần thứ 4 Việt Nam nhận được giải thưởng của WTA. Cùng đó, một số điểm du lịch tại các địa...
    thu tuong ha lanthanh dong9 edited 1698900341431

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đạp xe dạo phố Hà Nội cùng Thủ tướng Hà Lan

    Trưa nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Hà Lan đã đạp xe dạo qua các phố Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ và điểm kết thúc ở phố Tôn Thất Đàm. Sáng nay, sau khi kết thúc hội đàm và dự lễ ký kết hiệp định giữa hai Chính...

Được quan tâm