Văn hóa thờ Cọp ở Nam Bộ

Dương Phong 190 lượt xem 23 Tháng Năm, 2021

Có thể nói ở Nam Bộ, cọp là con vật rất được người dân kiêng nể, tôn sùng xem là biểu hiện của quyền lực, sức mạnh vô hình của đấng siêu nhiên. Vì vậy cọp được thờ rất trang trọng ở hầu hết các đình, chùa, miếu với nhiều hình thức khác nhau như: Tượng điêu khắc, tranh vẽ, hình ảnh…

IMG6125
Xác Ông Hổ phục chế tại Đình Bình Thủy, Cần Thơ.

Có nhiều giai thoại về Cọp khiến con vật này trở nên huyền bí, linh thiêng như chuyện các vị hương cả ở làng Hòa Tú (Sóc Trăng) chết liên tiếp mỗi khi nhậm chức này. Cuối cùng dân làng và ban hương tề phải mời “ông Cọp” ba chân về làm hương cả thì mọi việc mới xong, mưa thuận gió hòa, trúng mùa liên tiếp. Tuy chuyện mang màu sắc huyền thoại không tưởng nhưng đến nay nhiều người dân cố cựu vẫn tin tưởng.

IMG2172
Tranh thờ Cọp ở Đình thần, Long Phú, Sóc Trăng.

Một truyền thuyết khác cũng không kém phần hấp dẫn cũng được lưu truyền rộng khắp là câu chuyện cọp ở Bến Tre. Chuyện kể rằng ai nhậm chức hương cả sẽ bị cọp cắn chết vì không cúng bái cọp. Từ đó mỗi năm làng đều phải làm lễ cúng “Cả Cọp” một đầu heo quay kèm một tờ sớ trình tấu.

Người Nam Bộ còn có tục lệ vào ngày mồng ba Tết Nguyên đán phải dán trước cửa nhà một mảnh giấy đỏ có vẽ hình cọp để trấn giữ tà ma, yêu quái, điều xui rủi xảy đến trong gia đình mình. Cạnh đó nhiều người tin rằng ông cọp bảo vệ trẻ con, khi trẻ con bị bệnh chỉ cần vuốt râu ông thì sẽ khỏi.

Ở Cần Thơ có câu chuyện một con cọp tu lâu năm. Cạnh bìa rừng có một phụ nữ sống một mình vì chồng đi chinh chiến. Một đêm, con cọp nghe tiếng bà vợ rên rỉ đau bụng chuyển dạ đẻ đã chạy thẳng đến nhà một bà mụ. Thấy cọp, bà mụ ngất xỉu, cọp bèn tha bà đến nhà người phụ nữ kia giúp cho mẹ tròn con vuông. Sáng sớm hôm sau, khi mở cửa, bà mụ đã trông thấy một con heo rừng nằm chết trong sân, trên đó đầy vết móng cọp xem như quà trả ơn. Từ đó bà dựng một ngôi miếu để thờ Thần Hổ.

IMG2251
Miếu thờ hai ông cọp, Bình Thủy, Cần Thơ.

Tiếp theo là giai thoại hai con hổ dữ tranh giành lãnh địa cắn nhau quyết liệt suốt ba ngày đêm và cả hai đều chết. Từ đó người dân lập miếu thờ hai ông Cọp ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy. Tại đây còn có bức tranh miêu tả trận huyết chiến năm xưa. Ông Đặng Văn Rô, 88 tuổi cư ngụ gần miếu cho biết “…không biết thực hư ra sao chớ người dân tại đây rất thường xuyên đến cúng vái cầu mong buôn may bán đắt, phát tài, phát lộc, gia đạo bình an…”.

Về Long Xuyên (An Giang) hỏi đến địa danh cù lao Ông Hổ thì ai cũng biết. Trên Cù Lao có 2 bức tượng hổ to lớn được tạc bằng đá uy nghi đứng tại cổng chào. Có hai truyền thuyết giải thích địa danh “Ông Hổ”.

Một, là câu chuyện hai vợ chồng lão tiều phu chèo xuồng đi kiếm củi bất ngờ phát hiện trên sông có một con hổ con đói rét bèn đem về nhà nuôi dưỡng. Khi lớn lên, con hổ rất hiền lành. Khi hai ông bà qua đời, hổ cũng bặt tăm nhưng mỗi năm đúng vào ngày giỗ của hai ông bà, hổ lại mang heo rừng về cúng bên hai ngôi mộ.

Hai, là câu chuyện có một năm, nước sông Hậu dâng cao tràn ngập đất cù lao. Gia đình nọ phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng. Hàng ngày hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ. Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Hằng ngày, hổ cõng cô vào rừng làm rẫy. Khi cô gái mắc bệnh qua đời, Hổ buồn rầu nhịn ăn mà chết. Từ hai câu chuyện trên, người dân cố cựu đặt tên làng là cù lao Ông Hổ. Đây chính là quê hương của Bác Tôn Đức Thắng kính yêu.

Riêng về tên gọi cọp là “Ông Ba mươi” cũng có nhiều giả thuyết khác nhau như: Cọp chỉ xuất hiện vào đêm 30 âm lịch là thời điểm không có trăng để tiện việc bắt mồi. Giả thiết khác cho rằng Vua Gia Long nhớ ơn cọp đã cứu sống mình trong cơn hoạn nạn nên ra lệnh cấm bắt, giết hổ. Nếu ai lỡ tay giết chết hổ thì bị phạt ba mươi trượng. Còn nếu bắt sống thì được thưởng ba mươi quan tiền. Cũng vì lệ này mà hổ còn được gọi là “Ông Ba Mươi”.

Trong nhận thức tâm linh của cư dân Nam Bộ. Hổ là vị “Chúa Sơn Lâm” cai quản vùng rừng núi, ngự trị muôn loài. Vì vậy hầu hết ở các đình, đền, am, miếu thường có bàn thờ hoặc miếu thờ Thần Hổ với bài vị trang trọng mang tên “Sơn quân chi thần”, “Sơn quân mãnh hổ”, “Sơn lâm chúa xứ”, “Sơn lâm đại tướng quân”… Trên các án phong trấn cửa đình thường trang trí bằng hình mãnh hổ trông rất oai vệ. Miếu của Thần Hổ nằm bên phải nền thờ Thần Nông để chứng minh Thần Hổ quan trọng hơn cả Thần Nông.

Theo Tin Tức

Bài viết cùng chủ đề:

    1 14

    Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

    Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”. Trong thập niên 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...
    11 1

    Chuyện làm đẹp của chị em thời bao cấp

    Những chuyện làm đẹp thời bao cấp như dùng đũa cả để quấn xoăn tóc, bắt chấy bằng dầu hỏa… luôn là những ký ức khó quên của chị em phụ nữ Việt một thời. Làm đẹp thời bao cấp là một đề tài buôn chuyện thú vị của nhiều người thế hệ trước. Buồn...
    29

    Sài Gòn du lãm: Tính cách, trang phục và trang sức của người An Nam

    […] Cuộc chinh phục xứ sở rộng lớn này không phải không tốn nhiều xương máu. Chiến dịch ấy đã rất tàn khốc và khó khăn. Thời kỳ đó người ta chưa có xu thế bành trướng, chưa bóp méo các kế hoạch thực dân và chưa trì hoãn những cuộc chinh phục dứt khoát vì lý...
    5 2

    Một thời xe điện lang keng

    Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có thể nói sau gần 70 năm ngừng hôạt động, xe điện mới lại có mặt ở Sài Gòn. Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa...

Được quan tâm