Trong văn hóa ăn uống của người Việt, cơ cấu ăn uống của chúng ta rất đa dạng, ở phần trước chúng ta đã nói về danh sách những loại thành phần cơ bản chủ yếu trong ẩm thực Việt Nam, bài viết ngày hôm nay sẽ tiếp tục tìm hiểu về những yếu tố đó.
THỦY SẢN, ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA ẨM THỰC VIỆT NAM.
Đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu ăn uống và đứng đầu hàng động vật của người Việt là các loại thủy sản, sản phẩm của vùng sông nước.
Đối với người Việt, sau “cơm rau” thì “cơm cá” là một lựa chọn thông dụng và phổ biến không kém. Có cá đổ vạ cho cơm, con cá đánh ngã bát cơm là những câu tục ngữ chứng tỏ sự quan trọng của món thủy sản trong ẩm thực Việt.
Món cá là một phần quan trọng không kém trong ẩm thực Việt
Nổi bật nhất trong danh sách này, chúng ta có sự xuất hiện của một thứ nước chấm, không thể nào thiếu trong từng bữa cơm, đó chính là nước mắm và mắm các loại.
Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt được, sự xuất hiện của nước mắm đã từ rất lâu đời và đã trở thành điều quan trọng trong thành phần của bữa ăn mỗi ngày trong văn hóa ẩm thực chúng ta.
Nước mắm và mắm các loại, nét đặc biệt của ẩm thực Việt. Ảnh:VOV
Có một lịch sử gắn bó lâu dài với nhân dân Việt, từ những khu cung điện tráng lệ của vua chúa phong kiến cho đến những mái nhà tranh của người nông dân, từ quý tộc đến bình dân, ai ai cũng dùng nước mắm.
Nổi bật nhất là dưới thời nhà Nguyễn, Bà Thái Hậu Từ Dũ đã dâng đặc sản của quê hương bà là món mắm tôm chà Gò Công và được vua cùng nhiều người trong triều đình yêu thích và sử dụng trong các món ăn của hoàng gia.
Mắm tôm chà Gò Công, món ăn ưa thích của vua chúa thời Nguyễn
Trong tiếng Việt, danh từ nước mắm cũng đã đi vào ngôn ngữ của nhân loại, có mặt trong nhiều cuốn sách và từ điển của các nước Đông – Tây, chứng tỏ sự ảnh hưởng của loại nước chấm này rất là lớn.
THỊT, THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THIẾU.
Cuối cùng trong danh sách cơ cấu bữa ăn Việt mới chính là thịt, phổ biến thì chúng ta có thịt gà, thịt lợn, thịt trâu. Đặc sản đặc biệt của nhân dân Việt cũng có thịt mèo và thịt chó, về các món sơn hào hải vị thì chúng ta cũng có gân hổ, yến sào,…. Nhìn chung về thành phần thịt thì chúng ta cũng có những nét đặc sắc không thua các nước phương Tây là mấy.
Thịt cũng là một thành phần phổ biến của ẩm thực Việt.
ĐỒ UỐNG VÀ HÚT – MỘT TRUYỀN THỐNG CỦA ẨM THỰC VIỆT
Trong ẩm thực việt thì chúng ta từ lâu đã gắn liền với các loại đồ hút và uống truyền thống của dân tộc như trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, vối. Tức là những sản phẩm cổ truyền gắn liền với nghề trồng trọt của dân tộc.
TRẦU CAU
Ăn trầu cau là phong tục cực kì lâu đời của người Việt, cách ăn rất là đặc biệt với việc nhai rồi nhổ nước, nhả bã đi. Ngoài phong tục ra, trầu cau cũng có tác dụng chữa bênh, vệ sinh răng miệng,…
Dĩa trầu cau đã têm. Ảnh: Wikipedia
Cụ bà đang giã trầu ăn. Ảnh: Wikipedia.
Ăn trầu cau cũng là một biểu tượng triết lí sâu sắc. Với cây cau vươn lên cao thể hiện biểu tượng của trời (dương) và vôi tức là đá thể hiện biểu tượng của đất (âm) và dây trầu quấn quanh cả hai, thể hiện sự trung gian hòa hợp. Một sự tổng hợp độc đáo của âm- dương, tam tài, tìm đâu ra một món ăn có ý nghĩa cao siêu như thế!
HÚT THUỐC LÀO
Ăn trầu là một thú vui của người phụ nữ thì chúng ta có sở thích hút thuốc lào của nam giới. Là một thứ cây giống như thuốc lá, người ta thường hay phơi khô chúng và bỏ vào điếu mà hút. Từ vua quan đến dân thường, ai cũng hút thuốc lào.
Hai người phụ nữ xưa đang hút thuốc lào.
Trên thực tế, ăn trầu ở Việt từng có không chỉ ở nữ và nam mà hút thuốc lào cũng có ở cả người nam lẫn người nữ, hoàn toàn không có sự phân biệt.
Trong khi phương tây chỉ xài thuốc lá và thắp chúng bằng lửa (biểu tượng cho dương) thì thuốc lào chúng ta cũng có sự kết hợp cả âm – dương và thủy – hỏa qua chính cách sử dụng điều thuốc để hút.
RƯỢU
Rượu Việt là một sản phẩm của nền văn hóa lúa nước. Làm từ gạo nếp, được đem đồ xôi và ủ lên men sau đó cất ra, đó gọi là rượu trắng hay rượu đế, từ đó người ta dùng những thành phần khác nhau để ướp thêm và tạo ra các loại rượu khác như rượu màu tức rượu mùi, rượu thuốc,…. Được dùng để uống và dùng trong các dịp lễ cúng tổ tiên ông bà.
NƯỚC CHÈ
Có nguồn gốc từ Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Ban đầu được sử dụng như một loại thảo dược, song dần được người ta nghiền lá ra để uống rồi dần hình thành cách uống trà như ngày hôm nay. Người Việt thường uống các loại chè tươi và chè khô, ngoài ra còn ướp trà với các loại hoa như hoa sen, hoa cúc,….
Chè là nước uống khoái khẩu của người Việt. Ảnh: Lao động.
Tổng hợp: Dương Phong