Vào thời vua Minh Mạng, có hai cây ngô đồng được mang từ Trung Hoa về trồng ở góc điện Cần Chánh. Mỗi mùa xuân, hoa ngô đồng bung nở rất đẹp…
Tháng tư là mùa những cây ngô đồng ở Cố đô Huế trổ bông rực rỡ. Phía sau loài cây này là một truyền thuyết nhuốm màu huyền ảo mà không phải ai cũng đã từng nghe.Truyền thuyết này kể rằng, thuở xa xưa, vua Phục Hy – một vị thần trong các thần tích Trung Hoa – thấy năm vì sao rơi xuống cây ngô đồng, chim phượng hoàng liền đến đậu.Phục Hy biết cây này là cây gỗ quý, hấp thụ tinh hoa trời đất, có thể làm đồ nhạc khí ảo diệu, liền sai người đốn cây xuống, cắt làm ba đoạn.Ngài gõ thử thấy đoạn ngọn thì tiếng quá trong mà nhẹ, đoạn gốc thì tiếng quá đục mà nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng hài hòa, có thể dùng được, liền đem ra giữa dòng sông ngâm 72 ngày đêm.Sau đó Phục Hy lấy lên phơi khô, chọn ngày tốt, thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm… Từ truyền thuyết này, ngô đồng trở thành loài cây đế vương.Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, vào thời vua Minh Mạng, có hai cây ngô đồng được mang từ Trung Hoa về trồng ở góc điện Cần Chánh (điện này nay không còn). Mỗi mùa xuân, hoa ngô đồng bung nở rất đẹp.Vì yêu thích sắc hoa này mà nhà vua lệnh cho Bộ Công chọn người thông hiểu cây cỏ mang theo lá cây làm mẫu đi lùng sục khắp vùng rừng núi Trường Sơn tìm bằng được cây ngô đồng bản xứ.Sau đó, cây ngô đồng được trồng bên nhiều cung điện của Hoàng thành Huế, điểm tô thêm cho diện mạo vốn đã rất tráng lệ của chốn cung đình.Khi cho đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng đã cho khắc hình cây ngô đồng trên Nhân đỉnh – chiếc đỉnh mang thụy hiệu của mình. Điều này cho thấy vua đã yêu quý cây ngô đồng đến mức nào.Tiếc rằng theo thời gian, các cây ngô đồng có từ thời nhà Nguyễn không còn nữa. Cây ngô đồng ở Hoàng thành Huế hiện tại chỉ có tuổi đời vài chục năm. Nhưng dù ở thời nào, vẻ đẹp của loài hoa đế vương vẫn luôn khiến người đời mê mẩn…
Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ chất vấn đối với các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội;...
Vườn dã quỳ nở vàng giúp người dân thủ đô có thêm lựa chọn chụp ảnh mà không cần lên Ba Vì. Hằng năm, cứ đến mùa dã quỳ nở, người dân thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới vườn quốc gia Ba Vì để chụp ảnh. Nhận thấy tiềm năng và vẻ đẹp...
Di tích thành cổ Diên Khánh có niên đại 230 năm được công nhận là di tích quốc gia, đang xuống cấp trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại mọc um tùm. Di tích thành cổ thành nơi xả rác Tại cửa Đông, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Đây là cổng khách...
Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
Trên đường tiến vào Xiêm Riệp để viếng thăm Angkor Wat tráng lệ của đất nước Campuchia, du khách có thể dừng chân ít phút chiêm ngưỡng nét cổ xưa của cầu Kompong Kdei. Cầu Kompong Kdei hay còn gọi là cầu Spean Praptos, được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Chayravaman...