Triển lãm thư pháp ‘Hương sắc Thăng Long’

Huyền Linh 154 lượt xem 4 Tháng Mười Một, 2024

Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa riêng có của đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

Chiều 3/11, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc triển lãm thư pháp Thăng Long – Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Theo Ban tổ chức, triển lãm thư pháp Thăng Long – Hà Nội là hoạt động thường niên tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám và mỗi năm có một chủ đề mới.

1 5
Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” diễn ra trong thời gian 1 tháng. Ảnh: BTC

Năm nay, từ hàng trăm tác phẩm tham gia dự tuyển, Ban tổ chức đã lựa chọn 36 tác phẩm xuất sắc của 18 tác giả, trong đó có 2 nữ tác giả trẻ.

Những bức thư pháp được trưng bày tại triển lãm là những áng thơ văn bất hủ về Thăng Long – Hà Nội và tinh hoa đạo học của các tác giả nổi tiếng trong lịch sử như: Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Trần Bá Lãm, Bà huyện Thanh Quan…

Các tác phẩm chủ yếu được viết theo lối truyền thống với các thể chữ triện, lệ, chân, hành, thảo. Một số tác phẩm có lối thể hiện mới mẻ, đột phá trong cách thể hiện nét chữ và bố cục.

2 3
Công chúng tham quan triển lãm. Ảnh: Vietnam+

Bên cạnh trưng bày tác phẩm, triển lãm dành một phần không gian cho nghệ thuật sắp đặt với 365 cuốn tập phỏng cổ viết nội dung trích từ “Khuyến học văn” (Bài văn khuyến học) của vua Lê Thánh Tông, một tác gia lớn của văn học trung đại Việt Nam, như một sự nhắc nhở về việc học phải thực hiện hàng ngày theo lời dạy của bậc tiền nhân.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm