Trà Vinh khởi động công trình Khu lưu niệm ‘Vua vọng cổ’ Viễn Châu

Huyền Linh 163 lượt xem 8 Tháng Mười Một, 2024

Công trình Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ, bồi đắp các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gắn với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Trà Vinh.

Ngày 8/11, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ khởi công khu lưu niệm cố soạn giả – NSND Viễn Châu tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

Đây là hoạt động tôn vinh, tri ân những đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật của cố soạn giả – NSND Viễn Châu, người đã góp phần trong việc phát huy, giữ gìn “Đờn ca tài tử Nam Bộ” – thể loại nghệ thuật được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

11 2
Nghi thức khởi công công trình khu lưu niệm cố soạn giả, NSND Viễn Châu. Ảnh: MK

Khu lưu niệm cố soạn giả – NSND Viễn Châu có diện tích 11.300 m2, với 16 hạng mục, gồm: cổng chính, biểu tượng đàn tranh, tượng đồng NSND Viễn Châu, khu nhà trưng bày về thân thế, sự nghiệp của ông, khu nhà trưng bày “Đờn ca tài tử cải lương”, nhà biểu diễn, khu quầy lưu niệm, khu hành chính và các hạng mục khác.

Công trình được đầu tư 70 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí xã hội hóa. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2025.

Cố soạn giả Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924, mất năm 2016. Trong sự nghiệp của mình, ông đã sáng tác hơn 50 vở cải lương, khoảng 2.000 bài vọng cổ và cũng là người khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên.

Ông được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1988; NSND năm 2012 và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho những đóng góp xuất sắc đối với nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam bộ”.

12 1
Cố soạn giả Viễn Châu. Ảnh: HK

Để tôn vinh, tri ân những đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật của cố soạn giả Viễn Châu, tối ngày 8/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (21/10/1924 – 21/10/2024).

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm