Trà sen Hồ Tây: Thức quà tinh túy của người Hà Nội

Hồng Đào 224 lượt xem 21 Tháng Năm, 2021

Khi những búp sen hồng bắt đầu nở rộ cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen tại phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) tất bật vào vụ mùa mới. Làm trà sen không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn là cách người dân ở đây lưu giữ nét văn hóa truyền thống.

sen 1 1
Từng búp sen Bách Diệp được chọn lựa cẩn thận sau đó cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời.

Trà sen Hồ Tây là sự hòa quyện giữa hương vị đậm đà của chè Tân Cương (Thái Nguyên) với hương thơm ngát rất riêng của gạo sen Bách Diệp. Qua đôi bài tay khéo léo của những người thợ tạo ra thức trà thơm ngon, đậm đà, thanh nhã.

Không phải ngẫu nhiên mà trà sen Hồ Tây trở thành một thức quà nổi tiếng của Hà Nội. Trà sen quý bởi được sự cầu kì và tỉ mỉ trong từng công đoạn chế biến.

Sen dùng ướp trà là sen Bách Diệp với nhiều cánh, màu hồng nhạt, chúm chím nụ. Những bông hoa sen phải được hái từ sáng sớm, khi còn hơi sương để đảm bảo độ tươi và giữ được hương vị của sen.

Dưới bàn tay khéo léo của những người thợ làm nghề, cánh hoa, nhụy hoa và gạo sen được tách rời. “Để thu được 100g gạo sen sẽ cần khoảng 1000 bông hoa. Việc tách gạo sen là công đoạn khó nhất đòi hỏi phải nhanh tay, khéo léo để gạo sen trắng, không nát, giữ được mùi hương” – bà Lưu Thị Hiền, chủ cơ sở trà sen Hiền Xiêm cho biết.
Hiện nay, có nhiều cách ướp trà, nhưng để có được hương vị thơm ngon nhất, trà nên được ướp theo cách truyền thống.

Ông Ngô Văn Xiêm, truyền nhân đời thứ 4 của gia đình có truyền thống làm nghề trà sen chia sẻ: “Làm trà sen không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Để ra được trà thành phẩm với hương vị tinh túy nhất cần qua 7 lần ủ gạo và sấy. Cứ một lớp trà rồi đến một lớp mỏng gạo sen, sau cùng phủ một lớp giấy. Càng ướp nhiều lần hương sen càng quyện, trà càng thơm”.

“Trà sen đạt chất lượng thì nước trà phải xanh, uống ban đầu có vị chát, sau vị ngọt đượm và hương sen thơm dịu” – ông Xiêm cho biết thêm.

Nghề làm trà sen chỉ có mùa vụ, bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9 hằng năm. Tuy nhiên, có những năm thời tiết không thuận lợi, sen bị chết hoặc sâu bệnh khiến việc làm trà sen của người dân Quảng An bị ảnh hưởng rất nhiều.

Công việc ướp trà sen đòi hỏi sự cầu kì, người thợ phải đặt hết tâm huyết và tình cảm vào từng hạt gạo, búp trà.

Làm trà sen không chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà còn là cách người dân ở đây lưu giữ nét văn hóa truyền thống, lưu giữ giá trị tinh hoa của làng nghề. Chính vì vậy, bao đời nay, nghề làm chè sen vẫn được các thế hệ tiếp nối và giữ gìn.

sen 2 1
Việc tách gạo sen là công đoạn khó nhất đòi hỏi người làm phải nhanh tay, khéo léo để gạo sen trắng, không nát, giữ được mùi hương.
sen 3 1
Gạo sen được sàng lọc kĩ để ướp trà
sen 4 1
Mọi công đoạn đều được làm thủ công và những hạt gạo sen trắng ngần được ví như túi hương của hoa sen.
sen 5 1
Nhụy sen được tận dụng phơi khô làm vị thuốc trong Đông y.

Theo quehuongonline

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm