TPHCM có tàu cao tốc đi Côn Đảo từ tháng 2-2024

Huyền Linh 188 lượt xem 11 Tháng Một, 2024

Tuyến tàu cao tốc TPHCM – Côn Đảo có bến xuất phát tại khu vực cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè đến cảng Bến Đầm, thời gian hành trình khoảng 5 giờ với cự ly 230km.

3 18
Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa cho biết các đơn vị sẽ chính thức vận hành tàu cao tốc từ TPHCM đi Côn Đảo vào quý I năm 2024. Ảnh: TL

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc, chủ đầu tư dự kiến chuyến tàu cao tốc đầu tiên từ Sài Gòn – Côn Đảo sẽ khởi hành vào ngày 23-2-2024. Tàu xuất bến từ khu vực cảng Sài Gòn Hiệp Phước, huyện Nhà Bè đi Côn Đảo.

Tàu dự kiến chở hơn 1.000 khách, thời gian hành trình khoảng 5 giờ (một chiều) với cự ly khoảng 230km.

Ngoài ra, nếu hành khách muốn đi từ bến Bạch Đằng thì đơn vị tổ chức tàu trung chuyển khách đến cảng Sài Gòn – Hiệp Phước để lên tàu ra Côn Đảo. Được biết, đơn vị đang tính toán mức giá vé trung chuyển thấp nhất.

Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, tuyến vận tải thủy TPHCM – Côn Đảo đã được Bộ Giao thông vận tải bổ sung vào danh mục tuyến thủy. Tuyến thủy này không chỉ thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa mà còn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, du khách khi Côn Đảo chuẩn bị triển khai dự án đầu tư nâng cấp cảng hàng không.

Tuyến tàu thủy này cũng nằm trong quy hoạch phát triển đường thủy của TPHCM giai đoạn 2023 – 2025. Việc sớm khai thác tuyến tàu cao tốc TPHCM – Côn Đảo góp phần phát triển giao thông vận tải và du lịch đường thủy giữa TPHCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo SÀI GÒN TIẾP THỊ

Bài viết cùng chủ đề:

    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...
    30 1

    Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh

     Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025 tại thành phố...
    2

    Nghề ‘phơi nắng’ ở Sa Huỳnh và ngôi miếu cổ huyền bí

    Cạnh đồng muối Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) có ngôi miếu cổ được xây dựng từ sự chung sức, đồng lòng của diêm dân địa phương. Đây là nơi thờ cúng ông tổ nghề muối ở Sa Huỳnh. “Nghe ông bà kể lại, ngôi miếu này được xây dựng hàng trăm năm trước nhưng do...

Được quan tâm