TP HCM vào top chi phí sinh hoạt rẻ nhất Đông Nam Á

Hồng Đào 164 lượt xem 28 Tháng Tư, 2021

Một người sẽ có mức sống ổn định ở TP HCM với 18,8 triệu đồng mỗi tháng nhưng tại Singapore cần gấp ba số tiền này, theo iPrice.

iPrice vừa so sánh chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng của 6 thành phố lớn tại Đông Nam Á dựa trên số liêu từ Numbeo, một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới do người dùng đóng góp. Số liệu cho thấy, TP HCM đứng thứ nhì về mức độ chi phí sinh hoạt rẻ.

Cụ thể, các khoản tiền để duy trì mức sống ổn định bao gồm các chi phí thuê nhà, thực phẩm, di chuyển và các tiện ích khác cho một người ở TP HCM khoảng 816 USD (khoảng 18,8 triệu đồng). Trong khi đó, thành phố “dễ thở” nhất khu vực là Kuala Lumpur. Chi phí trung bình một tháng tại đây là 789 USD (khoảng 18,2 triệu), nhưng cũng không chênh lệch nhiều so với TP HCM.

chi ph sinh hot trung bn

Báo cáo của iPrice chỉ ra rằng Singapore là thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất trong khu vực, với 2.467 USD (tương đương 57 triệu đồng). Theo sau là Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia).

Bangkok có chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một người ước tính là 1.061 USD (24,5 triệu đồng). Manila cũng chỉ thấp hơn 1% so với Bangkok, với mức 1.046 USD (24,1 triệu đồng). Jakarta thì có chi phí sinh hoạt 845 USD (19,5 triệu đồng). Như vậy, so với các thành phố này, chi phí sinh hoạt dành cho một người ở TP HCM thấp hơn lần lượt 202%, 30%, 28% và 4%.

Theo như báo cáo, chi phí thuê căn hộ một phòng ngủ tại trung tâm thành phố ở các quốc gia có sự khác biệt rõ rệt. Singapore giữ vị trí “ngôi vương” trong chi phí thuê nhà. Giá thuê nhà tại Singapore gấp 4 lần so với TP HCM. Tuy nhiên, khoản chi phí này tại TP HCM lại cao hơn so với Jakarta và Kuala Lumpur.

Cụ thể, để thuê căn hộ một phòng ngủ tại khu vực trung tâm TP HCM cần chi phí khoảng 346 USD (8 triệu đồng), nằm ngoài trung tâm khoảng 216 USD (5 triệu đồng). Dù có mức sinh hoạt gần như tương đương với Kuala Lumpur, nhưng chi phí trung bình để thuê căn hộ một phòng ngủ tại khu vực trung tâm TP HCM cao hơn 16% so với Kuala Lumpur.

quan 1 1
Khu quận 1 TP HCM, tháng 1/2021. Ảnh: Quỳnh Trần.

Điều này có thể là một trong những lý do khiến nhiều người lao động tại TP HCM tìm kiếm cho mình giải pháp giảm chi phí tiền thuê nhà bằng cách ở ghép, hoặc thuê phòng.

Với dân số hơn 9 triệu người và có khoảng 60.000 người nước ngoài đang cư trú tại TP HCM, chi phí sinh hoạt hàng tháng là điều mà hầu hết mọi người đều trăn trở. “Việc cân bằng nhu cầu sống và thu nhập sẽ giúp người lao động tại TP HCM tận hưởng cuộc sống dễ chịu hơn, đặc biệt là trong giai đoạn mọi thứ đều cần phải ‘thắt lưng buộc bụng’ do ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu”, nhóm nghiên cứu iPrice nhận định.

Theo VnExpress

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm