TP Hải Phòng đề nghị xếp hạng quốc gia đặc biệt đối với 2 di tích

Huyền Linh 109 lượt xem 11 Tháng Mười Hai, 2024

Hai di tích được Hải Phòng đề nghị xếp hạng quốc gia đặc biệt là di tích Từ Lương Xâm (quận Hải An) và Cụm di tích Từ đường họ Mạc và khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (huyện Kiến Thụy).

Theo báo cáo của UBND TP Hải Phòng, toàn TP Hải Phòng hiện có 942 di tích, trong đó 1 di sản thiên nhiên thế giới, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 119 di tích quốc gia, 435 di tích thành phố và gần 400 di tích trong danh mục kiểm kê.

Năm 2024, TP Hải Phòng trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 2 di tích quốc gia đặc biệt là di tích Từ Lương Xâm (quận Hải An) và Cụm di tích Từ đường họ Mạc và khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (huyện Kiến Thụy).

5
Từ Lương Xâm được TP Hải Phòng đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Mai Dung

Đồng thời, đang hoàn thiện hồ sợ trình Bộ xem xét, quyết định xếp hạng 4 di tích quốc gia: đình Xuân Đài, đền Bì, đền Canh Sơn và nhà lưu niệm Bác Tôn (huyện Tiên Lãng); trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia đối với Bộ kim phẩm đền Nghè.

Trong năm, thành phố có 20 di tích được tu bổ gồm 12 di tích cấp thành phố và 5 di tích quốc gia được công trợ kinh phí tu bổ, tôn tạo với tổng số tiền 12 tỷ đồng; 3 di tích được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa với số tiền huy động gần 20 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND TP Hải Phòng, thành phố quyết định công trợ kinh phí từ ngân sách thành phố để trùng tu, tôn tạo 73 di tích cấp quốc gia trên địa bàn thành phố, giai đoạn từ 2023 – 2027 với tổng mức tiền là 103 tỷ đồng. Trong số này, có 8 di tích cấp B, được công trợ mức 500 triệu đồng/di tích; 31 di tích cấp C, được công trợ tối đa 1 tỷ đồng/di tích; 34 di tích cấp D, mỗi di tích không quá 2 tỷ đồng.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm