Tổng cục thuế: Nghị định 126 không làm tăng giá cước xe công nghệ

Trần Hùng 81 lượt xem 9 Tháng Một, 2021

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126 đã có quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải ứng dụng nền tảng công nghệ. Các công ty kết nối vận tải (như Grab, Be, Gojek,…) sẽ phải chịu trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế cho toàn bộ doanh thu cho của tài xế xe công nghệ.

Cụ thể, tài xế sẽ phải nộp 10% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra như doanh nghiệp (thay vì mức thuế suất cũ áp dụng với cá nhân là 3% được quy định trước đó).

Grab được Tổng cục Thuế (TCT) xác định là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Bởi Grab giữ vai trò quyết định về giá cả dịch vụ, các chính sách và chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng. Vì vậy, Grab đang hoạt động như một đơn vị kinh doanh vận tải và phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế).

Theo đó, Nghị định 126 đã quy định nghĩa vụ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động hợp tác kinh doanh. Grab hiện đang hoạt động kinh doanh vận tải nên doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định.

TCT giải thích thêm, hợp đồng hợp tác kinh doanh của Grab không đúng với bản chất của hoạt động kinh doanh. Trong khi người lao động phải đầu tư hết phương tiện, chịu tất cả các chi phí và rủi ro thì doanh nghiệp lại không phải chịu trách nhiệm hay rủi ro gì hết. Đây là một khiếm khuyết của mô hình lao động, hợp tác kinh doanh.

img0895 1567168815237904273625
Nghị định 126 là nguyên nhân khiến Grab đột ngột tăng giá. Ảnh: Di Linh

Trước đó, Grab đã phản hồi khẳng định việc Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 126/2020/NĐ-CP đối với trường hợp tính thuế GTGT đối với hình thức xe hai bánh là không hợp pháp. Đồng thời, cho biết tăng thuế giá trị gia tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ và việc tăng thuế này là thực hiện theo Nghị định 126.

TCT khẳng định quy định mới tại Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân tài xế (tài xế chỉ chịu thuế GTGT 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng). Đồng thời không làm tăng giá cước vận tải (do chính sách thuế GTGT 10% đối với vẫn tải không thay đổi mà vẫn áp dụng từ trước đến nay). Do đó, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hướng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của tài xế.

Tuy nhiên, luận điểm của Grab đưa ra rằng,TCT đang nhập nhằng giữa tài xế xe hai bánh với tài xế xe ô tô. Nghị định 10 quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối như Grab cũng có thể bị coi là hoạt động kinh doanh vận tải, nhưng Nghị định này chỉ điều chỉnh lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe ô tô. Do đó, Đối với hoạt động vận chuyển hành khách xe hai bánh, Grab vẫn chỉ là một đối tác cung cấp dịch vụ kết nối GrabBike cho các tài xế xe hai bánh theo mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử mà Grab đã đăng ký với Bộ Công Thương.

Song Grab vẫn không thể giải thích được việc điều chỉnh tăng cơ cấu giá là do tác động của Nghị định 126. Cũng như việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Grab và đối tác tài xế xe hai bánh là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, và tỷ lệ phân chia doanh thu đã phản ánh chính xác mức độ đóng góp của từng bên vào mô hình hợp tác này. Tỷ lệ phân chia cho thấy rằng Grab hoàn toàn nhận thức rõ các rủi ro nghề nghiệp cũng như chi phí mà các đối tác tài xế xe 2 bánh phải bỏ ra và do đó, họ đã được hưởng tỷ lệ phân chia doanh thu cao hơn Grab nhiều lần.

Ngày 5/12/2020, để đảm bảo thu nhập thực nhận của tài xế không thay đổi, Grab thông báo việc điều chỉnh cước phí cơ bản một số dịch vụ (xem giá cập nhật cho xe 4 chỗ GrabCar, 2 chỗ GrabBike, dịch vụ giao nhận GrabExpress). Cụ thể: Hà Nội lên 27.000 đồng/2 km đầu (thay vì 25.000 đồng/2 km đầu), 9.500 đồng/km (thay vì 8.500 đồng/km). Tỷ lệ chiết khấu tài xế (bao gồm phí ứng dụng, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân) cũng được điều chỉnh, ví dụ: Tài xế GrabBike là 27,273% (tăng từ 20% lên); tài xế GrabCar (đối tượng áp dụng phí sử dụng ứng dụng 25%) là 32,841% (thay vì 28,375%). Công ty Baemin cũng thông báo thay đổi mức chiết khấu tương tự.

Quang Thịnh

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm