Tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông”

Huyền Linh 111 lượt xem 11 Tháng Ba, 2024

Sáng 11/3, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật tổ chức tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông”.

Theo các chuyên gia, rồng là một biểu tượng văn hóa, là sản phẩm tinh thần hình thành trong quá trình con người nhận thức về thế giới tự nhiên – xã hội.

Ở phương Đông, trong lịch sử phát triển của các dân tộc, hình tượng rồng được gắn với các ý nghĩa phù hợp với tính chất thời đại như: biểu tượng của nguồn gốc dân tộc, vương quyền, sức mạnh siêu nhiên, sự may mắn, thịnh vượng.

1 25
Quang cảnh tọa đàm sáng nay tại Bảo tàng Hà Nội.

Trong tâm thức của người Việt, rồng còn là cội nguồn của dân tộc với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”. Trong tư duy nông nghiệp, rồng là thần mưa giúp cho mùa màng bội thu. Rồng là một biểu tượng thiêng liêng.

Chính vì vậy, hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đὶnh, đὶnh chùa, trang phục vua chúa và ở mỗi triều đại cũng cό khác biệt.

Tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông” nằm trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện rồng”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc tại các công trình tôn giáo tín ngưỡng qua bộ sưu tập của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống – mỹ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc.

2 20
Khách mời tham dự tọa đàm.

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: TS Trần Hậu Yên Thế – Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật; TS Ngô Viết Hoàn – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS Lê Thời Tân – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả làm rõ hơn hình tượng rồng và ảnh hưởng của rồng trong đời sống văn hóa Việt. Đồng thời giới thiệu hình tượng rồng Việt qua các câu chuyện, qua các mảng trang trí kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, họa tiết hoa văn, đồ dùng sinh hoạt.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    1 9

    Triển lãm tranh của vua Hàm Nghi tại Huế

    Triển lãm tranh của vua Hàm Nghi tại Huế sẽ là một trong những sự kiện nghệ thuật đặc biệt, giới thiệu bản gốc 20 bức tranh sơn dầu của nhà vua. Ngày 5/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự kiến trong tháng 3/2025,...
    1 8

    Họa sĩ Phạm Bình Chương: Người miệt mài tìm ‘hồn phố’

    Triển lãm “Xuống phố 4” sẽ khai mạc lúc 17h ngày 1/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đúng dịp kỷ niệm 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương dấn thân vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội. Với Phạm Bình...
    1 3

    Khám phá mùa nước nổi Long An

    Long An, chỉ cách TP.HCM một đoạn ngắn, mang đến cảnh quan tự nhiên của mùa nước từ tháng 9 cho đến cuối tháng 10 đầu tháng 11, tạo cơ hội cho một trải nghiệm du lịch đặc biệt. Hãy tưởng tượng việc ăn uống cùng nông dân, tham gia chèo thuyền qua những cánh...
    1 e1730779176138

    Mê mẩn trước những đồi chè xanh mướt ở “thủ phủ” trà Thái Nguyên

    Tỉnh Thái Nguyên vốn được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” bởi người dân nơi đây có nghề trồng chè truyền thống từ bao đời nay. Những đồi chè xanh mướt, dài trùng điệp nối đuôi nhau trông thật đẹp hứa hẹn là điểm tham quan thú vị hút du khách mỗi khi có dịp...
    3 1

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Bản lĩnh phụ nữ Việt

    Hồ Xuân Hương là nữ sĩ duy nhất trong 7 danh nhân văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh. Những đóng góp của bà về tư tưởng giải phóng con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời đại phong kiến được xem là tiên phong của mọi thời đại. Nữ sĩ Hồ Xuân...

Được quan tâm