Tổ chức Triển lãm Gốm nghệ thuật Việt Nam 2021

Trần Hùng 266 lượt xem 28 Tháng Tư, 2021

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Gốm nghệ thuật Việt Nam 2021.

battrang1 1
Nghệ nhân dân tộc Chăm chế tác gốm Bàu Trúc

Triển lãm Gốm nghệ thuật Việt Nam 2021 được tổ chức nhằm trưng bày giới thiệu các tác phẩm gốm nghệ thuật đặc sắc có giá trị thẩm mỹ và tính ứng dụng cao, là thành quả sáng tạo của các nghệ sĩ, nghệ nhân trên cả nước.

Đây cũng là dịp để đánh giá thực trạng, những thành tựu, thuận lợi và những vấn đề tồn tại, khó khăn từ đó có các chính sách phù hợp để hỗ trợ, liên kết các nghệ sĩ, nghệ nhân cũng như các làng nghề phát triển trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.

gom Bau truc 120314
Trang trí hoa văn cho đồ gốm Bát Tràng

Đồng thời, thông qua triển lãm góp phần tôn vinh các tác giả đã có đóng góp trong việc kế thừa và phát triển chất liệu gốm trong sáng tạo nghệ thuật hiện nay, tạo cơ hội để các nghệ sĩ, nghệ nhân kết nối với các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để người yêu nghệ thuật gốm Việt Nam tiếp cận và thưởng thức những tác phẩm gốm nghệ thuật hiện nay.

Triển lãm Gốm nghệ thuật Việt Nam 2021 dự kiến trưng bày khoảng 160 tác phẩm, bộ tác phẩm chất liệu gốm của các tác giả trên toàn quốc, bao gồm các loại hình gốm nghệ thuật và gốm ứng dụng. Lễ phát động triển lãm sẽ được tổ chức trong Quý II/2021. Lễ tổng kết, trao giải và trưng bày Triển lãm dự kiến diễn ra vào Quý III/2021 tại Hà Nội.

Theo  baodantoc

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm