Tờ báo thuở xưa: Báo Việt ở xứ người

Trần Lâm 202 lượt xem 12 Tháng Bảy, 2023

Báo Việt ra trên đất Việt là lẽ thường. Để phục vụ nhu cầu tin tức cho đồng bào xa quê hay hoạt động tuyên truyền, có những tờ báo Việt được xuất bản ở ngoại quốc nữa.

“Công binh” trên đất Pháp

Trong tác phẩm Bút chiến đấu, Đông Tùng cho biết Việt Nam hồn xuất bản tại Pháp. Theo lời Đông Pháp thời báo số 400, ra ngày 24.2.1926, báo Việt Nam hồn ra mỗi tháng một kỳ gồm chữ quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán với tôn chỉ: “Binh vực những học sanh cùng người lao động ở bên ta hay ở bên Pháp mà bị cường quyền áp chế. Thâu phục lấy những quyền tự do về đường chánh trị và tự do được lập hiệp công hội; tự do du lịch, tự do ngôn luận; tự do giáo dục; tự do lập hội. Trao đổi tư tưởng hi vọng cùng sự từng trải lịch duyệt cho nhau hay để giúp sự khai hóa tinh thần”. Báo phát hành về Việt Nam do Đông Pháp thời báo làm đại lý.

z1
Cao Miên hướng truyền số 45, ra ngày 18.3.1930

Cũng tại Pháp còn có tờ La Tribune Indochinoise. Trong hồi ký 41 năm làm báo, Hồ Hữu Tường cho biết Dương Văn Giáo sau khi sang Pháp làm thông ngôn dạo Thế chiến 1, đã học và đỗ tiến sĩ luật khoa, làm trạng sư ở tòa Thượng thẩm Paris: “Và năm 1926, cùng với Bùi Quang Chiêu sáng lập tờ La Tribune Indochinoise, cơ quan của đảng Lập hiến tại Pháp”.

Về sau có Công binh tạp chí ra số đầu năm 1942 tại Pháp. Thông tin trên các số báo Công binh thì đây là báo của lao động Đông Dương. Quản lý báo là Trần Ngọc Vân. Có lúc báo không ra đều kỳ nên trên Công binh số 34, ra tháng 5.1945 có đoạn viết “trong thời kỳ mấy tháng C.B.T.C. không ra mắt anh em”. Công binh không chỉ là món ăn tinh thần thuần Việt về tin tức, văn chương, chính trị… cho đồng bào ở Pháp, mà còn là cầu nối để tìm thân nhân. Trên Công binh có lúc bắt gặp mẩu tin tìm bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Công binh số 33, ra tháng 4.1945 mục “Hỏi tin” trong đó Lương Thanh Tâm hỏi tìm bạn, Trần Văn Liêu tìm cháu là Phan Sỷ Trâm.

Ở tận Pháp quốc, Công binh thỉnh thoảng vẫn có những bài của các tác giả nổi tiếng ở quê nhà được độc giả sưu tầm gửi đến. Công binh số 23, ra ngày 20.3.1944 đăng bài thơ Một đêm sâu của Chế Lan Viên. Báo cung cấp cho độc giả những truyện ngắn, thơ, kiến thức khoa học thường thức cũng có mặt mà Nguyên nhân ánh sáng Mặt trăng trên số 23, ra ngày 20.3.1944 là một ví dụ.

Các tin tức thời sự về Đông Dương, Pháp quốc, nhất là tin liên quan đến anh em lao động được ưu tiên. Công binh số 34, ra tháng 5.1945 tin tức Đông Dương là tin về tình trạng lạm phát giá nhà, giá gạo, giá dầu, giá rau; còn có bài Tình hình kinh tế Đông Dương 1940 – 1944. Ngoài ra còn có tin đó đây, tin Paris. Những bài liên quan đến y học, thể thao, danh nhân Việt xưa cũng xuất hiện trên báo.

z2
Công binh số 23, ra ngày 20.3.1944 đăng bài thơ Một đêm sâu của Chế Lan Viên trên trang nhất

 

Tư Liệu của Đình Ba

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm