Tìm phương án xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại TP Điện Biên Phủ

Huyền Linh 62 lượt xem 17 Tháng Hai, 2025

Tỉnh Điện Biên dự kiến xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi Cháy để tạo nên một trục liên hoàn trong tổng thể không gian Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

Ngày 16/2, tại Hà Nội, tỉnh Điện Biên phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức hội thảo về việc xây dựng, khôi phục Đền thờ Đức Thánh Trần tại TP Điện Biên Phủ.

Theo ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, vào đầu thế kỷ XX, nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu) đã xây dựng ngôi đền thờ Đức Thánh Trần tại đồi Lạng Chượng (nay là Đồi A1, TP Điện Biên Phủ) để tưởng nhớ công lao của bậc tiền nhân đã có công hộ quốc, an dân.

20 5
Hội thảo khoa học về xây dựng khôi phục đền thờ Đức Thánh Trần tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: VH

Tuy nhiên, khi chiếm đóng Mường Thanh và xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi đền.

Hồi tháng 9/2024, tỉnh Điện Biên cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại Đồi A1. Tại hội thảo này, quan điểm xây dựng mới dần thay thế quan điểm phục dựng như dự kiến ban đầu.

Về kết quả tìm kiếm, thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến Đền thờ Đức Thánh Trần, Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên đã thu thập được 6 bức ảnh, 4 cuốn tư liệu, một số tài liệu có thông tin liên quan.

Ngoài ra, còn có 50 tập tư liệu (gồm 13 tập Hán Nôm, 37 tập tiếng Pháp) liên quan đến Điện Biên Phủ từ năm 1942 trở về trước đang được dịch thuật, hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1.

Hội thảo lần thứ hai tại Hà Nội nhằm thảo luận sâu các vấn đề: Xác minh và khẳng định tính xác thực của các tấm ảnh về Đền thờ Đức Thánh Trần trên đồi A1; khả năng tìm kiếm thêm tư liệu liên quan; tục thờ thần và tục thờ Đức Thánh Trần nói chung và ở vùng núi phía Bắc, vùng biên ải; xem xét Đền thờ Đức Thánh Trần trong không gian Quy hoạch Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, lựa chọn vị trí xây dựng…

Tại hội thảo, các đại biểu đã đề xuất và nhất trí với phương án xây dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi Cháy. Đây là ngọn đồi thấp hơn Đồi A1, cách Đồi A1 theo đường chim bay, tính từ tâm sang khoảng 200m và có thể nằm trong khu vực Đồi Lạng Chượng (tên gọi trước đây của Đồi A1).

Dự kiến khu đất xây dựng Đền thờ là khu đất thoáng đãng, rộng rãi, cảnh quan thiên nhiên đẹp, đảm bảo các yếu tố tổ hợp các hạng mục công trình trên tổng mặt bằng một cách hài hòa, hợp lý, không làm ảnh hưởng đến các yếu tố gốc của di tích.

Việc xây dựng Đền Trần tại di tích Đồi Cháy sẽ tạo nên một trục liên hoàn bao gồm: Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia A1 tạo thành nơi tập trung sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ và các bậc tiền nhân có công lao trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thuận lợi cho nhân dân, du khách khi đến tham quan.

Một số ý kiến khẳng định đồi Cháy là địa điểm nhiều lợi thế về vị trí, mặt bằng, không gian, diện tích, cảnh quan, môi trường nên đề xuất này là hợp lý.

Tuy nhiên, tỉnh Điện Biên cần khảo sát kỹ, tính tới nhiều mặt, nhất là cơ sở pháp lý, vì Đồi Cháy là Di tích quốc gia đặc biệt, trong số 46 điểm di tích quốc gia đặc biệt của Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.

Về nội dung này, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam nhấn mạnh 2 vấn đề. Đó là Đền thờ nằm trong tổng thể không gian Di tích Lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ nên công trình xây dựng mới không được làm ảnh hưởng hay phá hủy các dấu tích đã được bảo tồn hoặc đã được phục hồi hoặc đang còn bị vùi lấp dưới đất. Do đó, cần khảo sát, thăm dò khảo cổ vị trí xây dựng.

21 3
Hình ảnh một công trình kiến trúc trên Đồi A1 được cho là Đền thờ Đức Thánh Trần. Ảnh: Tư liệu

Ngoài ra, Đền thờ Đức Thánh Trần là công trình tưởng niệm, phương án kiến trúc ngoài tuân thủ nguyên tắc chung thì không nên rập khuôn nguyên mẫu các đền thờ Đức Thánh Trần ở các nơi khác. Quy mô đền thờ cần tính toán hợp lý, bảo đảm trang nghiêm và hài hòa với cảnh quan vùng Tây Bắc.

Hội thảo đi đến thống nhất việc xây dựng mới Đền thờ Đức Thánh Trần tại thành phố Điện Biên là cần thiết, hoàn toàn phù hợp cả về lý luận và thức tiễn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và phù hợp với Chiến lược phát triển văn hóa từ nay tới năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm