Tiếng vọng trong tâm hồn xứ sở (ngắm chùa Việt trong tranh Đông Dương)

Hoàng Thơ 140 lượt xem 18 Tháng Mười, 2023

Ngày 27-10-1924, École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine tức Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870-1937).

z4788456679948 53bbdd6c6760f12f5157c3d805af563f 3834
Tiếng vọng trong tâm hồn xứ sở (ngắm chùa Việt trong tranh Đông Dương)

Ông đồng thời cũng là người đã sáng lập nên ngôi trường này, với sự phụ tá đắc lực của họa sĩ người Việt là Nam Sơn. Bằng nhiệt huyết nghệ thuật và cảm tình đặc biệt với xứ sở Đông Dương, Victor Tardieu cùng với các họa sĩ người Pháp như Alix Aymé, Joseph Inguiumberty, Victor Jules Ésvariste Jonchère,… đã truyền cảm hứng cùng kỹ thuật sáng tạo mới mẻ cho những lứa sinh viên người Việt đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Đây chính là những viên đá móng đầu tiên, để rồi được tiếp nối với các thế hệ thầy trò của ngôi trường này, góp phần xây dựng nên một thời kỳ lộng lẫy trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam mà ảnh hưởng còn kéo dài rất lâu về sau nữa.

box tiengvong 3411

Những cái tên như Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Tôn Thất Đào,… đã ghi đậm dấu ấn và tiếng tăm của mình trong nền hội họa nước nhà và còn lan xa hơn nữa.

Điều đặc biệt đó là mặc dù được giáo dục theo phương pháp hội họa của phương Tây, tuy nhiên, cùng sự hướng dẫn, gợi mở từ các vị thầy người Pháp, các thế hệ họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương đã đưa những yếu tố của dân tộc, chất liệu và hồn cốt của xứ sở vào trong tác phẩm của mình. Cũng chính điều đó đã làm nên nét đặc biệt của hội họa Đông Dương.

Thế nhưng, ngược dòng thời gian về trước đó nữa, trước khi ngôi trường mỹ thuật đầu tiên của xứ Đông Dương ra đời, chúng ta còn có thể bắt gặp những “họa sĩ du hành” người Pháp tìm đến Đông Dương. Họ tìm đến vùng đất này ngoài những nhiệm vụ nhất định được giao phó, còn mang theo cả tâm hồn đầy phiêu lưu, xuống tàu từ cảng Marseille, vượt biển để đến một xứ sở với nền văn hóa xa lạ. Và rồi họ đã để lại một di sản đầy sắc màu hoài niệm về vùng đất thanh bình, nơi mà “ngay khi ta có những nỗi buồn lớn nhất trần gian thì ta vẫn buộc phải vui cười” .

box tiengvong1 4373

Lẫn trong những khung cảnh được các họa sĩ Đông Dương ghi lại bằng cọ vẽ, còn thấp thoáng hình ảnh những ngôi chùa. Có lúc những mái ngói nâu đỏ uốn cong mềm mại nằm lẫn giữa màu xanh cỏ cây, có khi ngôi chùa lại hiển hiện với sắc nâu bình dị giữa làng mạc, bên cạnh một phiên chợ trù phú, ghi dấu những sinh hoạt đời thường của ngôi làng Việt Nam, hoặc trở nên huyền diệu trong sắc đỏ vàng đầy sang cả của một bức bình phong sơn mài, hoặc đôi khi khác hơn là bức chân dung của một nhà sư đang nhiếp tâm tụng niệm.

Dù theo lối biểu hiện nào, hình ảnh chùa chiền hiện lên trong tranh Đông Dương vẫn chất chứa một sự gần gũi đặc biệt. Sự gần gũi ấy, có lẽ biểu hiện nên từ chính vị trí của chính ngôi chùa trong việc tạo tác nên đời sống tinh thần của con người, giữa dòng chảy bất tận của tâm hồn xứ sở.

z4788456811282 1dcb68b9dabcb30429f06802b0ccfc21 8959
“Đường lên chùa Thầy”, màu nước trên lụa, Trần Duy (1920-2014)
z4788456871471 75b052b4ae8ba90016b3cf60520af5a6 1303
“Chùa Láng”, sơn dầu, Jean Jacques Rousseau (1861-1911)
z4788457196083 ba836596be908895ce20154f0d1cc6dd 7210
“Trong chùa”, màu nước trên lụa, Nguyễn Tường Lân (1906-1946)
z4788456945691 bf86699e81bb6950edd8baedca9046ee 1081
“Chân dung nhà sư”, sơn dầu, Lưu Văn Sìn (1905-1983)
z4788457335021 565efcebe66f8550ae2718ea31c966e5 5201
“Chùa Từ Hiếu”, sơn dầu, Tôn Thất Đào (1910-1979)
z4788457295500 04ecba5ccce77072a3b8e3b3f8904922 2720
“Chùa làng giấy ở Hà Nội”, sơn dầu, Maurice Ménardeau (1897-1971)
z4788457039034 7178d9027ba6ddde316aee76f0ce693b 5598
“Chùa Thiên Mụ”, sơn mài, Nguyễn Gia Trí (1908-1993)
z4788457384853 489eada7812b92e3aa37ee8249288d40 1130
“Chùa Láng”, màu nước, Trần Quang Trân (1900-1969)

( Jean Tardieu, Thư Hà Nội. Jean Tardieu là con trai của Victor Tardieu)

 

Nguồn: Lương Hoàng/Báo Giác Ngộ

Bài viết cùng chủ đề:

    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...

Được quan tâm