Tiệm giặt là mang tên “Giặt ký” tại Hà Nội, là một cơ sở của nhóm các chị em khiếm thính. Không chỉ phục vụ cực kỳ chu đáo, tiệm giặt là này đang dần trở thành một địa điểm có những ý nghĩa hết sức nhân văn, giúp những người khiếm thính có thêm sự tự tin, sự tôn trọng và bình đẳng trong xã hội.
Cửa hàng giặt là của một nhóm người khiếm thính, nằm ở số 7, đường bờ sông Sét (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có quy mô khá khiêm tốn, hoạt động 24/7 với một quản lý và 2 nhân viên.Nhân viên của cửa hàng là 3 cô gái trẻ. Điều đặc biệt, họ đều là những người khiếm thính, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với nhauMỗi ngày, cả 3 cô gái đều phải dậy rất sớm, tiếp nhận và giặt là cẩn thận từng bộ quần áo, từng đôi giày, rồi trực tiếp chuyển đến cho những khách ở gần. Mặc dù việc giao tiếp còn khó khăn, nhưng với nỗ lực của cá nhân, các cô gái ở đây luôn tỏ ra hết sức tự tin với công việc của mình.Chị Lương Kiều Thúy (30 tuổi), Quản lý tiệm giặt là cho biết, năm 2019, chị cùng nhóm bạn có thực hiện dự án “Nghiên cứu thực trạng việc làm cho người điếc“. Sau khi kết thúc dự án, tình cờ chị biết đến công việc giặt là qua kết nối của một người bạn khuyết tật. Chị nhận thấy những người điếc họ có khả năng làm công việc này tốt, vì vậy chị đã quyết định mở tiệm gặt là để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.
Mặc dù với những người khiếm thính, thế giới đối với họ gần như không tồn tại âm thanh, nhưng tại Tiệm giặt là đặc biệt này, nụ cười luôn nở trên môi những cô gái trẻ. Điều đó cho thấy những niềm vui, niềm hạnh phúc mà họ tận hưởng trong công việc đặc biệt của mình.
Cộng đồng mạng nhiều người đã gọi đây là Tiệm giặt là của các hotgirl, bởi sự trẻ trung, vui vẻ và những niềm vui mà 3 cô gái nơi đây mang lại. Họ đã vượt qua được mặc cảm của mình, để đứng vững trước những thử thách của cuộc sống.Lợi nhuận của cửa hàng sẽ được sử dụng cho lớp học kỹ năng sống cho những người cùng hoàn cảnh. Mục tiêu trong thời gian tới của các chị là có thể mở rộng mô hình cửa hàng như thế này đồng thời tạo nghề cho nhiều người khiếm thính có cơ hội việc làm cống hiến cho xã hội.
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...