Thương mại Việt-Trung tăng mạnh, chiếm 1/4 kim ngạch ASEAN-Trung Quốc

Huyền Linh 197 lượt xem 13 Tháng Mười Hai, 2023

NDO – Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố số liệu cho thấy kim ngạch thương mại với Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt trong bối cảnh trao đổi thương mại với các đối tác tăng trưởng thấp hoặc giảm so cùng kỳ năm ngoái.

7 1
Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN năm 2023 thu hút rất đông khách tham quan. (Ảnh: HỮU HƯNG)

Số liệu thống kê mới nhất do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc-Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 đạt 1.450 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,6% so cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 25% trong thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc-Việt Nam trong tháng 11/2023 đạt 161,92 tỷ nhân dân tệ, tăng tới 12,5% so cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch theo tháng đạt mức cao kỷ lục.

Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục đà phát triển tốt, kể từ năm 2016, Việt Nam duy trì vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Những năm gần đây, hợp tác chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng chặt chẽ. 11 tháng đầu năm 2023, xuất nhập khẩu sản phẩm trung gian giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt kim ngạch 1.010 tỷ nhân dân tệ, chiếm 69,8% giá trị thương mại Trung Quốc-Việt Nam. Trong số đó, xuất nhập khẩu các loại màn hình hiển thị, thiết bị nghe nhìn cũng như các sản phẩm pin sạc lần lượt có kim ngạch 174,76 tỷ nhân dân tệ, 65,54 tỷ nhân dân tệ và 19,84 tỷ nhân dân tệ, tăng lần lượt 12,3%, 17,1% và 10,8%.

Không gian hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam còn rất lớn, quy mô xuất nhập khẩu nông sản tiếp tục được mở rộng. Trong 11 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu 44,62 tỷ nhân dân tệ nông sản Việt Nam, tăng 20,3%.

Trong đó, tổng giá trị nhập khẩu 3 sản phẩm mới được chấp thuận mở cửa thị trường là sầu riêng, khoai lang và yến sào đạt 14,65 tỷ nhân dân tệ, chiếm 32,8% giá trị nông sản nhập khẩu từ Việt Nam trong cùng kỳ. Đồng thời, rau, trái cây ôn đới của Trung Quốc được thị trường Việt Nam đón nhận. Trong 11 tháng đầu năm, Trung Quốc xuất khẩu 34,31 tỷ nhân dân tệ nông sản sang Việt Nam, tăng 3,1%.

Theo Hải quan Trung Quốc, phục hồi kinh tế sau đại dịch cũng kéo theo sự phục hồi tăng trưởng của thương mại biên giới. Trong 11 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu dưới hình thức buôn bán biên giới quy mô nhỏ và chợ biên giới giữa Trung Quốc với Việt Nam đạt 118,58 tỷ nhân dân tệ, tăng 35,1%, đóng góp 2,2% vào mức tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Trong đó, thương mại biên giới giữa 2 địa phương Quảng Tây và Vân Nam với Việt Nam phục hồi nhanh chóng, tăng trưởng lần lượt 34,4% và 65,6%.

Theo Nhân Dân

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm