Thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây trầm mình lội sình nhiều giờ dưới nắng nóng

Huyền Linh 438 lượt xem 9 Tháng Năm, 2024

Thời điểm này, để thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây phải trầm mình, lội sình suốt nhiều giờ dưới nắng nóng gay gắt.

Không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết, bình yên chốn làng quê, cây sen ngày càng trở thành nguồn thu nhập khá đối với nông dân. Nhiều gia đình ở xã Mỹ Thuận (H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) chọn mô hình trồng sen lấy hoa, gương, củ… làm sinh kế; trong đó ngó sen thu hoạch gần như quanh năm.

1
Nhiều nông dân trầm mình dưới nước và đội nắng thu hoạch ngó sen
DUY TÂN

Những ngày đầu tháng 5, trời vẫn nắng nóng gay gắt. Tại ấp Rạch Rê, xã Mỹ Thuận, H.Mỹ Tú (Sóc Trăng), nhiều người nông dân lội sình thu hoạch ngó sen. Buổi sáng sớm là thời điểm nhộn nhịp nhất trên các ruộng sen.

2
Những phụ nữ làm nghề thu hoạch ngó phải trầm mình dưới nắng nóng, lội sình bùn suốt nhiều giờ liền
DUY TÂN

Ông Bùi Văn Đá (47 tuổi, ngụ ấp Rạch Rê) cho biết, cứ cách 2 ngày là ông xuống ruộng sen thu hoạch ngó, mỗi lần khoảng 25 kg, thu nhập khoảng 500.000 đồng. Nhờ ruộng sen mà gia đình ông có tiền trang trải các khoản chi phí.

3
Ngó sen được rải đều trên mặt nước để rửa sạch sình bùn
DUY TÂN

“Cây sen cho kinh tế ổn định, nhưng mình phải chịu khó lội sình bùn thu hoạch. Sáng sớm xuống nước nhổ ngó đến khi nào đủ số lượng thương lái mua thì lên. Dù cực nhưng bù lại có nguồn thu nhập”, ông Đá chia sẻ.

4
Trong một ngày, nếu làm hết công suất, mỗi lao động kiếm được hơn 200.000 đồng
DUY TÂN

Cũng theo ông Đá, mô hình trồng sen lấy ngó ít tốn chi phí và tương đối nhẹ công chăm sóc. Sen trồng hơn 3 tháng là lấy được ngó và thời gian lấy ngó kéo dài cho đến vài năm, tùy thuộc nguồn nước, thời tiết và kỹ thuật chăm sóc. Ngoài ra, người trồng có thể tận dụng ruộng sen thả cá nuôi, vừa thu hái bông sen, gương sen… vừa có cá bán để tăng thêm thu nhập.

5
Với các ruộng sen, cách 2 ngày thu hoạch ngó một lần
DUY TÂN

Cách ruộng ông Đá không xa, bà Trần Ngọc Liên (46 tuổi) cũng đang vào đợt thu hoạch ngó sen. Bà cho biết, trồng sen cực nhất là lúc thu hoạch, vì phải trầm mình dưới nước nhiều giờ liên tục. Với 1 ha trồng sen, cứ cách 2 ngày bà Ngọc lấy ngó 1 lần, thu về hơn 1 triệu đồng.

6
Nhiều lao động thu hoạch ngó sen dưới cái nắng cháy da thịt
DUY TÂN
7
Nhiều lao động thu hoạch ngó sen dưới cái nắng cháy da thịt

“Để lấy được cọng ngó người nhổ phải mò mẫm trong bùn, lần tay vuốt từng cọng ngó mà nhổ. Sen có nhiều gai nên dễ gây trầy xước tay chân. Sau nhiều giờ nhổ là bàn tay bị vọp, mủ sen bám đen hết. Thời điểm này, nắng nóng gay gắt, việc nhổ ngó càng thêm vất vả. Tuy nhiên, nhờ nghề này, nhiều bà con ở đây không phải ly hương đi làm xa mà vẫn có thu nhập để lo cho con cái ăn học”, bà Liên cho biết.

8
Nhiều nông dân chọn mô hình trồng sen lấy ngó, hoa, gương, củ… làm sinh kế
DUY TÂN

Việc thu hoạch ngó sen giúp người trồng lẫn người nhổ thuê đều có nguồn thu đáng kể, trang trải cuộc sống gia đình. Nhiều lao động nông nhàn cũng tham gia nhổ sen thuê với giá 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày kiếm được khoảng 200.000 đồng.

9
Những người đàn ông có tuổi cũng làm nghề thu hoạch ngó sen để kiếm tiền trang trải cuộc sống
DUY TÂN

Ngó sen sau khi nhổ được rửa sạch, bó lại từng bó nhỏ giao cho thương lái. Hiện, giá bán dao động từ 17.000 – 20.000 đồng/kg.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm