Thoại Ngọc Hầu qua những phát hiện mới: Từ danh thần đến tôn thần

Trần Lâm 98 lượt xem 12 Tháng Bảy, 2023

Mùa hạ năm 1829, Thoại Ngọc Hầu qua đời tại Châu Đốc. Di hài ông được đưa về chôn cất bên cạnh phần mộ hai người vợ dưới chân núi Sam. Từ đây, Thoại Ngọc Hầu – một danh thần có công khai phá đất đai trở thành vị thần bảo hộ cho dân chúng nơi miền đất mới.

Những câu chuyện về sự linh ứng của Thoại Ngọc Hầu

Năm 1924, một người Sài Gòn là Cao Văn Đức từ Hà Tiên về ngang núi Sam có ghé thăm phần mộ Thoại Ngọc Hầu, bấy giờ gọi là “lăng quan Bảo hộ” hoặc “lăng quan Tiền nhậm”. Cao Văn Đức có dịp trao đổi với một cụ già 77 tuổi, từ Gò Công dời lên Châu Đốc đã 30 năm. Câu chuyện được đăng hai kỳ trên báo Lục tỉnh tân văn. Nhờ đó ta biết được sự linh ứng của Thoại Ngọc Hầu trong lòng dân chúng thời đó.

f1
Đền thờ Thoại Ngọc Hầu ở núi Sam đầu thế kỷ 20, còn phải lên bằng thang tre
Theo lời của cụ già: “Ba mươi năm trước ai tới lăng ngài, thề dối ra không khỏi lăng; từ 25 năm trở lợi đây ngài đặng tiên tịch rồi, cũng giảm sự hiển hích đó”. Bấy giờ, hoạt động chủ yếu là cầu cơ thỉnh thuốc. Thoại Ngọc Hầu tỏ ra là một vị thần công bằng, ưu tiên bảo trợ cho người nghèo khó. Cụ già cho biết: “Trong các nơi nào có cầu tiên thỉnh thuốc thì ở tại nơi nhà mình viết hịch, hương đăng cầu vái đốt hịch, đến bữa cầu, mình vào đàng, ngài vô cơ, tỏ lời trong hịch mình cầu ngài đó. Trên nầy có một hai lần. Tỷ như, thầy lo sắm lễ cầu thỉnh thuốc, tôi cũng muốn xin, nghiệt tôi không tiền hùn với thầy, bổn phận tôi hèn không dám léo gần, tôi ra trước cửa nhà nhang đèn vái lạy ngài, than riêng bổn phận nghèo, không biết làm sao xin ngài toa thuốc. Chừng ngài về ngài ra toa, ngài cho tôi trước, giao cho chư nho đem lại nhà cho tôi, sau mới cho thầy, thầy không tin lời của tôi đây, thầy hỏi hội tề làng Vĩnh Tế coi thì biết. Đừng hỏi một người”.

Tuy nhiên, Thoại Ngọc Hầu cũng nghiêm khắc với những ai khinh lờn mình. Cụ già kể: “Cách 5 năm rồi [tức năm 1919] làng cầu tiên thỉnh thuốc, đêm đó ngài vô cơ; chư nho phần thức khuya phần mệt, chư nho bị lạy nhiều lần có ý mỏi gối, quên lạy nghinh ngài, ngài trách hương chức vô lễ, ngài không xưng tên; các chư nho hỏi pháp sư đàng tên Hương bộ Huynh: Vị nào lên mạnh quá vậy? Bộ Huynh ra hết miếng năn nỉ hết lời ngài không kể. Huynh viết trong tay của Huynh bốn chữ: Hoặc tà hoặc thần, giấu ngài, đưa xuống cho chư nho coi; ngài trách Huynh sao dám luận ngài tà thần, ngài cắt trên đầu Huynh một cây cơ, văng khăn đen, nhào ra ngoài. Chừng ngài ra cơ, kế Lý tiên ông về hỏi thăm; Lý ông nói: Đại tiên Ngọc Hầu trách chư nho vô lễ; phạt Huynh khi ngài tà thần. Lý tiên cho Huynh một bài thi không hiểu là gì; năm sau Huynh thắt cổ chết, trong nhà vợ soạn bài ra xúm coi, mới biết là tiên thần đả, thì bất đắc kỳ tử”.

Lúc đó vẫn chưa xây đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Từ năm 1857 đời Tự Đức, hương ước làng Vĩnh Tế Sơn đã có lệ cúng Thoại Ngọc Hầu hằng năm. Việc quý tế diễn ra ngay tại khu lăng. Lúc Cao Văn Đức đến núi Sam, làng Vĩnh Tế đã tính đến việc dựng đền thờ, nhưng vì làng nghèo nên chưa dựng được. Năm 1928, Đốc phủ Trương Tấn Vị, ông phủ Vương Quang Trực và những người hảo tâm trong tỉnh cùng chung tay dựng một đền thờ phía sau lăng, làm nơi thờ phụng Thoại Ngọc Hầu cùng hai vị phu nhân, có bài vị phối thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Tả quân Lê Văn Duyệt và Phan Thanh Giản.

f2
Sắc phong đình Vĩnh Trường

Vị tôn thần của vùng biên viễn

Ngoài các nơi thờ tự đã biết như đình Thoại Sơn, đền thờ ở núi Sam, Thoại Ngọc Hầu còn được thờ chính hoặc phối thờ ở nhiều đình khác dọc vùng biên giới. Tại xã Phước Hưng, H.An Phú (An Giang) có đình Phước Hưng thờ Thoại Ngọc Hầu. Bài vị đề Khâm sai Thống chế, Bảo hộ Cao Miên quốc, Án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản Hà Tiên trấn đương vụ biên thùy khai chi thần, lập năm Kỷ Tỵ, Quang Tự thứ 31 (1905). Ở xã Vĩnh Trường, H.An Phú cũng có đình Vĩnh Trường, ở H.Châu Thành (An Giang) có đình Cần Đăng thờ Thoại Ngọc Hầu. Ở ngã ba Thông Bình, H.Tân Hồng (Đồng Tháp) cũng có đình thần Thông Bình thờ Thoại Ngọc Hầu. Đặc biệt ở đình Vĩnh Trường còn có sắc phong năm Bảo Đại thứ 11 (1936), sắc phong cho Khâm sai Thống chế, Án thủ Châu Đốc đồn, Bảo hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm quản Hà Tiên trấn Nguyễn Ngọc Thoại tôn thần là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù tôn thần. Sắc phong này tuy muộn hơn sắc phong của làng Vĩnh Tế, nhưng lại sớm hơn nhiều so với sắc phong ở đình Thoại Sơn.

Thoại Ngọc Hầu còn được tòng tự trong nhiều đình thờ khác, như đình Châu Phú, đình Vĩnh Nguơn (TP.Châu Đốc, An Giang), đình Đa Phước, đình Vĩnh Thành (H.An Phú). Các đình này đều có bài vị Thoại Ngọc Hầu gộp chung với một số nhân thần khác. Đình Mỹ Đức (H.Châu Phú, An Giang) tuy không có bài vị, nhưng trong văn tế Chạp miếu có nhắc đến Thoại Ngọc Hầu.

Tư liệu Trần Hoàng Vũ

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...

Được quan tâm