Thêm bằng lăng cổ thụ vào “bản cáo trạng” phá rừng ở Gia Lai

Trần Thư 85 lượt xem 3 Tháng Bảy, 2021

Thông tin về nạn phá rừng ở Gia Lai dày đặc trên các báo. Với tốc độ phá rừng như thế này thì ngày “rừng xưa đã khép” sẽ đến sớm.

d1
Liên tục phát hiện các vụ phá rừng ở Gia Lai.

Hãy đọc vài tít báo trên Lao Động mấy ngày qua: “Rừng Kbang – Gia Lai chảy máu, kiểm lâm hứa sẽ báo cáo trung thực”, “Gỗ về nhà chủ tịch huyện, dù hợp pháp thì rừng vẫn chảy máu”, “Nhân vật thứ 2 xuất hiện lộ manh mối bất thường vụ chở gỗ khủng ở Gia Lai”, “Vụ chở gỗ Dổi “khủng” ở Gia Lai: Chủ tịch huyện bác tin gỗ chở về nhà mình”.

Ngày 3.7, ông Trần Đức Đại – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – cho biết, đang tạm giữ xe tải chở 2 gốc cây bằng lăng cổ thụ để xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài những loại cây bị lâm tặc xẻ để lấy gỗ, còn có loại cây bị đào bới để bán làm cảnh, trưng bày, bằng lăng cổ thụ là một trong các loại hàng như vậy. Con người phá rừng đủ mọi cách, khai thác đến mức tận diệt.

Hai cây bằng lăng cổ thụ to lớn như vậy, bị đào bới luôn cả gốc nhưng không bị phát hiện, cho đến khi vận chuyển ở trên đường.

Hai cây bằng lăng này bị tổ tuần tra phát hiện, còn có bao nhiêu cây khác bị dào bới, triệt hạ, đó là câu hỏi không dễ trả lời. Và không phải chỉ là bằng lăng cổ thụ, có nhiều loại cây quý hiếm khác đang bị lâm tặc hạ sát từng ngày.

Nạn phá rừng “nóng” ở Gia Lai và tại sao địa phương không ngăn chặn được? Vì lực lượng mỏng, vì các băng nhóm lâm tặc ở Gia Lai quá mạnh hay vì quản lý kém? Phải phân tích, đánh giá khách quan, nhìn nhận thẳng thắng để tìm ra biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng.

Lực lượng mỏng thì bổ sung, tăng cường. Còn lâm tặc, chẳng lẽ chính quyền với công cụ pháp luật và các lực lượng trong tay lại chịu thua các băng nhóm tội phạm. Quản lý kém thì chấn chỉnh, tổ chức, siết chặt lại công tác bảo vệ rừng.

Chỉ sợ những điều mờ ám đang tồn tại, chỉ lo có sự cấu kết giữa các băng nhóm, thế lực để phá rừng.

Phát hiện cây gỗ bị triệt hạ đang vận chuyển trên đường thì dễ, nhưng phát hiện các đường dây cấu kết phá rừng mới khó.

Nếu không làm được việc thứ hai, thì “bản cáo trạng” của rừng cứ dài ra cho đến khi rừng bị tận diệt.

Theo báo Lao Động

Bài viết cùng chủ đề:

    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    2 11

    Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

    Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là khoảnh khắc “phát hiện ra Đà Lạt” được ghi lại trong sử sách. Là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Đà...
    10 2

    Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận di ảnh màu ’10 Cô Gái Lam Hạ’

    Sáng 23/7 tại Hà Nội, Tổ chức “Trái tim Người lính” phối hợp với câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20”; Tạp chí Môi trường và Đô thị, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… giới thiệu di ảnh màu “10 Cô Gái Lam Hạ”, Tác phẩm Nhật ký “Trở về trong giấc mơ” và trao...
    2 34

    Ứng dụng công nghệ 5.0 phát triển nông nghiệp bền vững

    Chiều 23/7/2024, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức “Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” tại Hà Nội. Trên nền tảng công nghiệp 4.0, công nghệ 5.0 là cơ hội to lớn, gợi mở tầm nhìn về...
    2 33

    Vĩnh Phúc: “Làng văn hóa kiểu mẫu” tiếp tục được triển khai sâu rộng

    6 tháng đầu 2026, công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 16/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục được triển khai sâu rộng. Song song là các hoạt động văn hóa, báo chí, thể thao từng bước ổn định...

Được quan tâm