‘Thánh xếp hình của năm’: Xây Tử Cấm Thành bằng hơn 700.000 miếng Lego

Trần Thư 658 lượt xem 27 Tháng Sáu, 2021

Một ‘dân chơi lego’ người Trung Quốc chia sẻ tác phẩm ấn tượng mô phỏng Tử Cấm Thành được tạo thành bởi 700.000 miếng ghép lego.

Li Zhining đến từ Quảng Châu đã tạo nên mô hình Tử Cấm Thành dài 4m rộng 2,4m trong hơn một năm. Tác phẩm mô phỏng chi tiết khu phức hợp cung điện nổi tiếng thế giới với hơn 70 cung điện và 9.000 ngôi nhà của ba sảnh chính Tử Cấm Thành. Ngoài ra, các công trình từ rào chắn, tháp pháo cũng được lắp ghép tỉ mỉ.

Mô hình này không sử dụng bất cứ miếng lego được đặp làm riêng nào, thay vào đó chỉ sử dụng bộ sưu tập khổng lồ các miếng ghép cơ bản.

e1 7
Li Zhining, anh chàng cuồng Lego, chia sẻ tác phẩm mô phỏng Tử Cấm Thành.

Chia sẻ với truyền thông, Li Zhining cho biết anh đam mê lắp ghép LEGO từ năm 2008 và theo đuổi nó cho đến nay. Bộ sưu tập của anh có hơn 100 triệu miếng ghép, nặng khoảng 11 tấn. Anh không tiết lộ nơi cất giữ bộ sưu tập, chỉ nói bản thân là “kẻ cuồng LEGO”.

Li đặt tên cho tác phẩm của mình “Tôi là người Trung Quốc” và anh hy vọng nó sẽ cho thế giới thấy tinh thần của người Trung Quốc, và quảng bá văn hóa kiến trúc tới bạn bè quốc tế, dù chỉ là mô hình mô phỏng.

“Tôi là người Trung Quốc” là tác phẩm mới nhất của Li. Trước đây, anh từng thiết kế các mô hình LEGO mô phỏng lại nhà thờ Đức Bà, Cung điện Westminster, Tháp Canton…

e2 4
Mô hình mô phỏng Tử Cấm Thành được ghép bằng những miếng Lego.

e3 5

e4 3

Cố Cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành, là cung điện của 24 triều vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh, được xây dựng vào năm thứ tư đời hoàng đế Minh Thành Tổ. Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987 và cũng được tuyên bố là nơi bảo tồn các công trình kiến trúc bằng gỗ từ thời cổ đại lớn nhất thế giới. Có khoảng một triệu hiện vật được đặt trong bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành được coi là Di sản Quốc gia của Trung Quốc và được chính phủ Trung Quốc bảo vệ.

Theo ione.net

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm