Thăm An Lăng, nơi an nghỉ của 3 vua triều Nguyễn sau 6 năm trùng tu

Ngọc Anh 61 lượt xem 7 Tháng Tám, 2024

Sau hơn 6 năm trùng tu, di tích An Lăng nơi an nghỉ 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân đã mở cửa du khách tham quan miễn phí.

Đầu tháng 8.2024, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức mở cửa di tích An Lăng đón du khách sau hơn 6 năm trùng tu.

base64 172259260350468897624.jpeg
Di tích An Lăng sẽ mở cửa đón du khách tham quan miễn phí trong thời gian đầu

Di tích An Lăng tọa lạc tại đường Duy Tân (P.An Cựu, TP.Huế), là nơi an nghỉ của ba vua triều Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân.

An Lăng có diện tích gần 6 ha, được vua Thành Thái xây dựng vào năm 1899 để thờ phụng cha mình là vua Dục Đức. Năm 1954, vua Thành Thái qua đời và được đưa về An Lăng chôn cất cùng vua cha. Năm 1945, vua Duy Tân mất, đến năm 1987, di hài của ông đưa từ Pháp về an táng tại An Lăng cùng với cha (vua Thành Thái) và ông nội (vua Dục Đức).

base64 1722592603557434544354.jpeg 1
Khu lăng mộ này rộng gần 6 ha, tọa lạc trên đường Duy Tân (P.An Cựu, TP.Huế)

Qua thăng trầm lịch sử, di tích này từng xuống cấp, đứng trước nguy cơ hoang phế. Năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có Quyết định phê duyệt dự án bảo tồn, phục hồi, tu bổ di tích này gồm các hạng mục khu tẩm điện, khu lăng mộ với kinh phí hơn 40 tỉ đồng. Đến năm 2018, dự án tu bổ được triển khai.

Hiện dự án đã trùng tu các hạng mục như điện Long Ân (nơi thờ ba vua nhà Nguyễn) và khu lăng mộ vua Dục Đức.

base64 17225926035971223822258.jpeg 1
Sau trùng tu, An Lăng được đánh giá vẫn giữ được nét cổ kính của công trình di tích

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết thời gian đầu sẽ mở cửa An Lăng đón khách tham quan miễn phí. Qua đó nhằm tiếp thu ý kiến, đo lường lượng khách để trình Hội đồng nhân dân tỉnh để đưa ra mức giá vé phù hợp.

base64 1722592603691972219181.jpeg
Điện Long Ân, nơi thờ 3 vua nhà Nguyễn
base64 1722593102491325603776.jpeg
Ngôi điện nằm ngay trung tâm An Lăng, được xây dựng theo khuôn mẫu của các ngôi điện triều Nguyễn
base64 17225926037931632452487.jpeg
Du khách tham quan bên trong điện Long Ân
base64 1722592603830752174913.jpeg
Các chi tiết trên phần mái ngói của điện Long Ân được phục dựng tinh xảo

base64 1722592603881539851967.jpeg
Cách điện Long Ân không xa là khu lăng mộ của vua Dục Đức và vợ

base64 17225926039461596118447.jpeg
Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445 m²

base64 17225926039941282379943.jpeg 1
Cổng vào khu lăng mộ vua Dục Đức

base64 1722592604041803977482.jpeg
Nơi an nghỉ của vua Dục Đức
base64 17225926040731440970255.jpeg
An Lăng được các nhà nghiên cứu đánh giá có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn so với nhiều lăng vua triều Nguyễn. Sau khi trùng tu, di tích này đã toát lên vẻ uy nghi, đặc trưng của kiến trúc hoàng cung.

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng. Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

    Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Lưu giữ báu vật vô giá Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái...
    ct1 172374018667957138346

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ đẹp nhất ‘xứ Tiên’

    Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi được một gia đình ở tỉnh Quảng Nam gìn giữ như báu vật. Điều đáng nói, ngôi nhà này được ông Ngô Đình Diệm hỏi mua tới 3 lần nhưng gia chủ đều từ chối. Nằm cách TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên ở xã...
    1 10

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ bên di sản thế giới Thành nhà Hồ

    Ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng đã tồn tại hơn 200 năm, nằm cạnh di sản thế giới Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đây là một trong những ngôi nhà cổ dân gian tiêu biểu của Việt Nam và đang được giữ gìn cẩn trọng. Nhà cổ dân gian...
    1 9

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ của dòng họ nữ tướng Bùi Thị Xuân

    Sống trong căn nhà cổ được tổ tiên truyền lại, gia đình ông Bùi Đắc Khả (73 tuổi, ở khối phố Phú Xuân, TT.Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) luôn tự hào và động viên nhau giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia tộc. NHÀ CỔ ĐẸP NHẤT HUYỆN Đôi bờ sông Kôn đoạn...

Được quan tâm