Thăm An Lăng, nơi an nghỉ của 3 vua triều Nguyễn sau 6 năm trùng tu

Ngọc Anh 108 lượt xem 7 Tháng Tám, 2024

Sau hơn 6 năm trùng tu, di tích An Lăng nơi an nghỉ 3 vị vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân đã mở cửa du khách tham quan miễn phí.

Đầu tháng 8.2024, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức mở cửa di tích An Lăng đón du khách sau hơn 6 năm trùng tu.

base64 172259260350468897624.jpeg
Di tích An Lăng sẽ mở cửa đón du khách tham quan miễn phí trong thời gian đầu

Di tích An Lăng tọa lạc tại đường Duy Tân (P.An Cựu, TP.Huế), là nơi an nghỉ của ba vua triều Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân.

An Lăng có diện tích gần 6 ha, được vua Thành Thái xây dựng vào năm 1899 để thờ phụng cha mình là vua Dục Đức. Năm 1954, vua Thành Thái qua đời và được đưa về An Lăng chôn cất cùng vua cha. Năm 1945, vua Duy Tân mất, đến năm 1987, di hài của ông đưa từ Pháp về an táng tại An Lăng cùng với cha (vua Thành Thái) và ông nội (vua Dục Đức).

base64 1722592603557434544354.jpeg 1
Khu lăng mộ này rộng gần 6 ha, tọa lạc trên đường Duy Tân (P.An Cựu, TP.Huế)

Qua thăng trầm lịch sử, di tích này từng xuống cấp, đứng trước nguy cơ hoang phế. Năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có Quyết định phê duyệt dự án bảo tồn, phục hồi, tu bổ di tích này gồm các hạng mục khu tẩm điện, khu lăng mộ với kinh phí hơn 40 tỉ đồng. Đến năm 2018, dự án tu bổ được triển khai.

Hiện dự án đã trùng tu các hạng mục như điện Long Ân (nơi thờ ba vua nhà Nguyễn) và khu lăng mộ vua Dục Đức.

base64 17225926035971223822258.jpeg 1
Sau trùng tu, An Lăng được đánh giá vẫn giữ được nét cổ kính của công trình di tích

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết thời gian đầu sẽ mở cửa An Lăng đón khách tham quan miễn phí. Qua đó nhằm tiếp thu ý kiến, đo lường lượng khách để trình Hội đồng nhân dân tỉnh để đưa ra mức giá vé phù hợp.

base64 1722592603691972219181.jpeg
Điện Long Ân, nơi thờ 3 vua nhà Nguyễn
base64 1722593102491325603776.jpeg
Ngôi điện nằm ngay trung tâm An Lăng, được xây dựng theo khuôn mẫu của các ngôi điện triều Nguyễn
base64 17225926037931632452487.jpeg
Du khách tham quan bên trong điện Long Ân
base64 1722592603830752174913.jpeg
Các chi tiết trên phần mái ngói của điện Long Ân được phục dựng tinh xảo

base64 1722592603881539851967.jpeg
Cách điện Long Ân không xa là khu lăng mộ của vua Dục Đức và vợ

base64 17225926039461596118447.jpeg
Khu vực lăng mộ hình chữ nhật, có diện tích 3.445 m²

base64 17225926039941282379943.jpeg 1
Cổng vào khu lăng mộ vua Dục Đức

base64 1722592604041803977482.jpeg
Nơi an nghỉ của vua Dục Đức
base64 17225926040731440970255.jpeg
An Lăng được các nhà nghiên cứu đánh giá có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn so với nhiều lăng vua triều Nguyễn. Sau khi trùng tu, di tích này đã toát lên vẻ uy nghi, đặc trưng của kiến trúc hoàng cung.

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm