Tạo cơ hội phát triển kinh tế cho phụ nữ vùng biên, nâng cao bình đẳng giới

Huyền Linh 99 lượt xem 8 Tháng Mười Hai, 2023

(Dân trí) – Nhiều năm qua, huyện Tràng Định tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông… phát triển kinh tế, hướng tới nâng cao vị thế của người phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới.

Tràng Định là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn. Huyện có 4 xã giáp biên, với đường biên giới dài trên 51km, có 2 cửa khẩu là Bình Nghi (xã Đào Viên) và Nà Nưa (xã Quốc Khánh).

Nhiều năm qua, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông… phát triển kinh tế, hướng tới nâng cao vị thế của người phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới.

a
Phụ nữ vùng cao ở Tràng Định ngày càng năng động trong sản xuất, kinh doanh (Ảnh: Hồng Anh).

Cụ thể, huyện đã tạo cơ hội để phụ nữ các dân tộc thiểu số tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách, giúp hỗ trợ sinh kế. Các ban ngành liên quan đã giải ngân nguồn vốn từ chương trình tin nhắn “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương năm 2022”.

Nguồn vốn được sử dụng để các chị em phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển mô hình sinh kế trồng rừng với thời hạn vay là 36 tháng không tính lãi. Các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận đã thành lập được 1 tổ hợp tác trồng quế, hồi.

Huyện miền biên giới này cũng chú trọng đến công tác phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc. Những tấm gương điển hình về làm kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình tới những chị em phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông… trong vùng.

Hội phụ nữ huyện còn tạo điều kiện và giới thiệu cho phụ nữ dân tộc thiểu số tham dự các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo ngắn ngày để nâng cao kiến thức và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh.

Ngoài những hoạt động thiết thực trên, Tràng Định còn vận động phụ nữ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp với các cơ quan liên quan mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phụ nữ dân tộc. Đây là một trong những giải pháp giúp phụ nữ dân tộc cập nhật với thời cuộc.

Tại xã Vĩnh Tiến, các ban ngành phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức hướng dẫn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng…

Các xã Đào Viên, Đề Thám, Khánh Long, Tân Tiến phối hợp với trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cây gỗ lớn, kỹ thuật trồng quế, hồi, trồng cây bí xanh thơm thu hút nhiều chị em phụ nữ tham gia.

Nhiều phụ nữ dân tộc đã vận dụng các chính sách và phát triển thương hiệu sản phẩm của riêng mình. Trong năm 2023, huyện có thêm 3 cơ sở kinh doanh có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao (sản phẩm khau nhục, sản phẩm bánh khảo nhân bí xanh, sản phẩm bánh khảo – bánh nướng). Hai trong số ba chủ cơ sở là phụ nữ dân tộc thiểu số.

b
Tràng Định tổ chức nhiều hoạt động để chị em phụ nữ các dân tộc có cơ hội quảng bá sản phẩm (Ảnh: Hồng Anh).

Một vị lãnh đạo UBND huyện Tràng Định cho biết, việc nâng quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc nói riêng và phụ nữ ở Tràng Định nói chung sẽ góp phần thực hiện bình đẳng giới; tăng trách nhiệm, giảm gánh nặng chăm sóc và nội trợ của phụ nữ; thúc đẩy tiếng nói, vai trò của phụ nữ ở địa phương và cộng đồng…

Khi người phụ nữ có sự tự chủ về kinh tế, họ sẽ có tiếng nói trong gia đình, được người thân, xã hội coi trọng.

Việc phụ nữ dân tộc làm kinh tế giỏi cũng xóa bỏ định kiến giới và chứng minh một điều rằng, các chị em hoàn toàn có năng lực và có thể phát huy tốt khả năng của mình.

Theo Hồng Anh

Bài viết cùng chủ đề:

    3

    Thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây trầm mình lội sình nhiều giờ dưới nắng nóng

    Thời điểm này, để thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây phải trầm mình, lội sình suốt nhiều giờ dưới nắng nóng gay gắt. Không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết, bình yên chốn làng quê, cây sen ngày càng trở thành nguồn thu nhập khá đối với nông dân. Nhiều gia đình ở xã...
    1 1

    Qua miền di sản

    Mưa phùn lất phất trên những con phố vắng của cố đô. Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đây vào mùa xuân, khi Huế đẹp nhất. Người ta bảo Huế nhỏ thôi, chỉ có vài con đường dẫn đến những địa điểm nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới. Huế...
    2

    Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt trước thách thức trên thị trường vốn

    Các startup Việt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới, do đó chưa hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, có tới 69% doanh nghiệp trả lời khảo...
    1 28

    Dịp lễ 30-4 và 1-5: Triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”

    Ngày 26-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”. Triển lãm diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, gồm 3 phần nội dung:...
    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...

Được quan tâm