Tản mạn về mì Tây, miến Tàu, bún Ta – Nét ẩm thực đa dạng và phong phú của Việt Nam

Trần Lâm 233 lượt xem 8 Tháng Sáu, 2023

 

b5

Nền ẩm thực Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn đa dạng và phong phú. Phong phú từ món ăи cho đến tên gọi. Từ trước đến giờ tôi cứ ngỡ sợi mì chỉ là một sợi mỏng màu vàng cho đến khi được một ông bạn rủ ra Tam Kỳ, Quảng Nam để ăи mì Quảng thì lại thấy sợi mì to và dài nom như bánh phở ở trong mình, nhưng mà ăи thì lại ngon ra phết.

Sợi mì quảng truyền thống được làm từ bột gạo, xắt ra từ bánh tráng dày còn tươi. Sau đó người ta sẽ thái thành sợi dày chỉ 2mm, chủ yếu là có 2 màu trắng và vàng, chắc có lẽ vì có sợi màu vàng nên người ta gọi biến tấu thành sợi mì. Đối với “nước lèo” khi chan vào tô mì Quảng cũng không giống mì Quảng trước đây tôi từng ăи. Nếu như món mì Quảng ở Sài Gòn người ta chan nước lèo sâm sấp trên bề mặt sợi mì thì mì Quảng ở Hội An, Đà Nẵng hay Quảng Nam thì lại không thấy nhiều nước trong mì cho lắm, nếu có thì cũng chỉ một chút nước khi xào phần nhân để ăи kèm với mì thôi. Mì Quảng chủ yếu là ăи mì với nhân, nhân ăи kèm với mì Quảng tương đối nhiều, chủ yếu là trứng cút, tôm, thịt băm. Sau này người ta chế biến thêm nhiều loại mì Quảng khác như mì Quảng giò heo, mì Quảng gà,… Khi ăи mì người ta sẽ ăи kèm với rau sống như giá, xà ʟách,… Những loại rau đó xắt mỏng ra, do mì Quảng tại Tam Kỳ không có nước lèo nóng hổi như mì Quảng ở Sài Gòn nên không trụng rau được. Vì thế khi ăи những sợi rau nhỏ ấy ta sẽ cảm nhận được vị ngòn ngọt của rau.

Như lời kể ở trên thì mì Quảng được làm từ bột gạo, vậy còn mì “bình thường” thì được làm từ bột gì? Tôi lại nhớ mình đã từng nghe bạn bè nhắc đến bún ta, rồi có người thì tấm tắc khen bún tàu ngon hơn bún ta. Thế thì mấy sợi mì, bún ấy được làm từ gì? Nền văи hóa ẩm thực nước ta đa dạng quá, nghe tên mấy sợi bún, sợi mì mà đầu óc tôi cứ ong ong cả lên.

Mì được làm từ bột mì, theo như Đại Nam quấc âm tụ vị của Huỳnh Tịnh Của vào khoảng những năm 1895 – 1896 có định nghĩa mì có những loại sau:

– Mì, lúa mì: Thứ lúa gạo người phương Tây thường sử dụng

– Khoai mì: Khoai tốt bột, sắn

– Mì xọa: Làm từ bột sợi nhỏ

– Mì kỳ: Làm từ bột sợi lớn

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa những loại trên thì ta sẽ tìm hiểu về cái tên “Mì” trước đã. Trong từ điển nước Việt ta thì có từ mì, còn từ điển chữ Hán thì có chữ “miến”. Nên có thể nói mì là thương hiệu của nước ta.

Theo như tư liệu của người Pháp có một đoạn nói về chuyện sử dụng lúa mì của dân ta và dịch nghĩa đại khái như sau: “Người Việt chỉ ăи cá, thịt gia cầm và thịt lợn; họ ăи cơm thay bánh mì và chỉ uống nước; lúa mì và rượu vang hoàn toàn xa lạ đối với họ”.

Khoảng năm 1884, bác sĩ quân y Hocquard người Pháp đến Việt Nam. Ông nói rằng vào khoảng năm 1880 – 1884, người Pháp đem lúa mì sang Việt Nam cùng với cây nho được trồng tại Kẻ Sở.

Năm 1929, Việt Nam phải nhập nhiều thực phẩm từ Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc như: bột mì, miến Tàu, bánh bích quy, bia,… Nói chung là những sản phẩm được làm từ bột mì, lúa mì bởi vì khoảng những năm 1929, lúa mì vẫn chưa được trồng phổ biến ở nước ta.

Ngày xưa, dân ta biết rằng bánh mì là của nước Pháp. Loại bánh này được làm từ bột mì, sau đó đem nướng trong lò để thành phẩm. Bên ngoài bánh mì là một lớp giòn mỏng, cắт đôi bánh mì ra sẽ thấy ruột mịn trắng bên trong. Lớp giòn đó người Pháp gọi là crỏte, phần ruột bên trong có độ mềm mịn thì gọi là mie. Có thể từ mì được việt hóa từ từ “Mie” này. Vậy nên bánh mì, bột mì thì người ta thường gọi là mì Tây.

z3
Bánh mì, bột mì thì người ta thường gọi là mì Tây

Farine de blé là bột làm bánh mì thì người ta gọi đó là bột mì, còn cây lúa mà cho ra hạt để làm bánh mì thì gọi là cây lúa mì.

Khoai mì, sợi mì

Thời đó người Pháp không thích khoai mì của mình vì họ nói không thể sử dụng nó làm bánh mì được. Nhưng bột khoai mì (sắn) thì lại làm miến được. Mà đặc biệt là theo như người Trung Quốc, miến và mì có nghĩa tương tự nhau, ý là cả hai đều là sợi được làm từ bột. Đến cả từ “miến” và “mì” theo hán tự cũng ghi giống nhau, đều ghi là chữ 米粉. Vậy có khi miến và mì lại có quan hệ họ hàng với nhau không chừng.

z4
Miến được làm từ bột khoai mì (sắn)

Bún

Bún thì cả nước mình đều gọi là bún, không có phân biệt vùng miền. Bún được làm từ bột gạo tẻ. Nhìn từ bên ngoài bún có màu trắng, sợi nhỏ, tiết diện tròn. Người Hoa gọi bún là mễ phấn, là tên gọi chung của các loại sợi được làm từ bột gạo tẻ.

Theo như định nghĩa của nhà từ điển học Hoàng Phê thì miến, mì và bún có định nghĩa như sau:

– Miến là thức ăи làm bằng tinh bột, làm thành sợi dài, nhỏ và khô, muốn ăи thì phải nấu chín

– Mì là thức ăи làm bằng bột mì hoặc bột gạo tráng mỏng cắт thành sợi

– Bún là sợi tròn, dài, làm bằng bột tẻ

Nói chung là mì, miến hay bún thì đều là thực phẩm làm no cái bụng. Nhớ  нồi sinh viên nghèo, có cái để ăи là mừng. Có lần trời mưa tầm tã, tôi nấu mì ăи cùng đám bạn, húp sì sụp tô mì nóng hổi. Tự dưng giờ nhắc lại, tôi bỗng thấy nhớ những ngày tháng trước kia của mình.

 

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm