Tam Đảo sẵn sàng cho Lễ hội Tây Thiên 2025

Huyền Linh 70 lượt xem 11 Tháng Ba, 2025

Để chuẩn bị cho Lễ hội Tây Thiên 2025 diễn ra vào ngày 14/3 tới, Tam Đảo đã huy động hàng trăm người tham ra phục vụ, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc.

Diễn ra từ ngày 14 – 16/3 (tức ngày 15 – 17/2 âm lịch), Lễ hội Tây Thiên là sự kiện kéo dài và quan trọng nhất của huyện Tam Đảo cũng như tỉnh Vĩnh Phúc.

21 2
Để chinh phục được Tây Thiên ngoài việc leo bộ du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo. Ảnh: iViVu

Lễ hội Tây Thiên được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Chính Vương phi của Hùng Chiêu Vương thứ VII, người có công lớn giúp Vua Hùng mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa nước, chiêu mộ quân sĩ, củng cố vương triều.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Tây Thiên năm nay, Tam Đảo đã huy động hàng trăm người tham ra phục vụ phần lễ (gồm lễ cáo, lễ rước kiệu, lễ dâng hương, lễ tạ). Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch.

Đến nay, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho lễ hội, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, khơi dậy đạo lý ‘Uống nước nhớ nguồn’.

Dự kiến, ngày 13/2 âm lịch, huyện Tam Đảo sẽ tiến hành tổng duyệt chương trình Lễ hội Tây Thiên Xuân Ất Tỵ 2025.

Ông Đỗ Quốc Trọng, Trưởng Ban Quản lý Khu danh thắng Tây Thiên cho biết, điểm đặc biệt hấp dẫn du khách tại Lễ hội Tây Thiên là đặc trưng của sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và văn hóa Phật giáo. Trong ngày hội chính sẽ diễn ra một số nghi thức như lễ rước kiệu Quốc Mẫu, lễ dâng hương, lễ tế Mẫu cùng các hoạt động văn hóa, thể thao và nghệ thuật truyền…

Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái những ngày khai hội, huyện Tam Đảo, Ban Quản lý Khu danh thắng Tây Thiên đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất Khu danh thắng Tây Thiên như: Trang trí cờ hoa, biển bảng, cụm pano, áp phích… dọc tuyến Tỉnh lộ 302, đường dẫn vào khu trung tâm lễ hội, các địa điểm tâm linh; chỉnh trang hệ thống đèn điện, cây xanh; thay mới các biển chỉ dân, biển cảnh báo, cấm bán hàng rong, nội quy, biển thông báo chương trình lễ hội…

Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu danh thắng Tây Thiên; công khai minh bạch giá vé gửi xe, cấp phép các bến bãi gửi xe theo đúng quy định; sắp xếp nơi bán hàng, niêm yết công khai giá dịch vụ đến du khách cũng được huyện Tam Đảo, Ban Quản lý Khu danh thắng Tây Thiên, thị trấn Đại Đình quan tâm.

Để đảm bảo việc di chuyển cho du khách, hệ thống xe điện và hệ thống cáp treo luôn được Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng kiểm tra kỹ lưỡng, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo an toàn, chu đáo khi phục vụ khách. Giá xe điện và cáp treo được công ty niêm yết công khai tại các quầy thông tin, quầy bán vé.

Nhằm giúp ngành Du lịch tăng trưởng ngay đầu năm mới, UBND huyện Tam Đảo sẽ tổ chức nhiều hoạt động đón xuân tại khu vực lễ hội, điểm nhấn là các hoạt động văn nghệ đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu.

Cùng với đó, huyện sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường quảng bá hình ảnh Lễ hội Tây Thiên trên các trang thông tin, mạng xã hội, liên kết với các công ty du lịch để nhiều du khách biết đến khu danh thắng Tây Thiên, sẵn sàng cho mùa lễ hội 2025.

Năm 2024, du lịch Vĩnh Phúc ước đón 10,6 triệu lượt khách, tăng 14% so với năm 2023 và đạt 100% kế hoạch năm đề ra. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 90.000 lượt khách; khách nội địa ước đạt 10,5 triệu lượt khách.

Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 100% kế hoạch năm.

Chùa Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Nằm cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây Bắc đây là một địa điểm tâm linh rất linh thiêng và nổi tiếng. Chùa Tây Thiên Tam Đảo bao gồm có những địa điểm tâm linh rất lớn và có những kiến trúc khá độc đáo như: đền Quốc Mẫu Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm, Đại bảo Tháp Mandala,… Ngoài những địa điểm tâm linh tại Tây Thiên Tam Đảo còn có khung cảnh thiên nhiên hết sức thơ mộng. Bao quanh là núi rừng Tam Đảo nên du khách tới đây sẽ có cảm giác rất thoải mái, yên bình của cõi Phật pháp.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm