Tái hiện Tết Việt xưa tại phố cổ Hà Nội

Huyền Linh 212 lượt xem 29 Tháng Một, 2024

Ngày 28/1, tại đình Kim Ngân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức khai mạc chương trình “Tết Việt – Tết Phố 2024”.

1 63

Chương trình “Tết Việt – Tết Phố 2024” do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức. Đây là chương trình thường niên, tái hiện những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật Tết cổ truyền của dân tộc.

2 59

Từ đó bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung tới đông đảo nhân dân và du khách.

3 52

Nổi bật trong chương trình sáng nay là màn phục dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa đình, lễ cáo yết Thành Hoàng và cúng tổ nghề, lễ dựng cây Nêu…

4 38

Màn phục dựng các nghi lễ có hơn 100 người tham gia với tà áo dài truyền thống.

5 29

Đoàn rước xuất phát từ ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây – phố Đào Duy Từ – Ô Quan Chưởng – phố Hàng Chiếu – phố Hàng Giầy – đền Bạch Mã – phố Hàng Buồm – phố Tạ Hiện – phố Hàng Bạc và dừng ở đình Kim Ngân.

6 25

Khách quốc tế thích thú khi xem Tết Việt xưa tại Hà Nội.

18 1

Những trang phục cổ trong Tết truyền thống xuất hiện trên phố cổ Hà Nội.

19

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.

20

Đoàn rước dâng lễ cửa đình và thực hiện cáo yết Thành Hoàng.

21 1

Sau khi làm thủ tục xong, những mâm lễ truyền thống được rước quanh phố, phường Hà Nội.

22 1

Đoàn lễ đi qua khu vực Ô Quan Chưởng thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

23 1

Đoàn múa đầu Lân ở đình Kim Ngân.

1 63

Khu phố Tạ Hiện nhộn nhịp, đông vui với hàng ngàn người tham gia chung vui Tết cổ truyền.

14 7

Các điệu múa đặc sắc, truyền thống được diễn ra tại khu vực Ô Quan Chưởng.

15 6

Ban tổ chức tiến hành các nghi lễ dựng cây Nêu, tái hiện phong tục viết chữ, cho chữ.

16 6

Cây nêu sau khi được dựng.

17 3

Sau khi hoàn thành các nghi lễ, mọi người thưởng thức điệu múa cổ con đĩ đánh bồng, “đặc sản” tại xã Tân Triều (huyền Thanh Trì, Hà Nội).

Theo CÔNG LUẬN

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm