Sự nhầm lẫn của một tiến sĩ

Trần Hùng 125 lượt xem 4 Tháng Tư, 2021
Câu chuyện bản quyền Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thực hiện còn đang có nhiều tranh cãi chưa hồi kết, thì mới đây, báo chí trích lời tiến sĩ Lưu Trần Luân phân giải khúc mắc giữa hai gia đình rằng “Cần phải đặt nó vào bối cảnh lịch sử của thời kỳ viết bộ sách này chứ không thể “bê” hoàn cảnh ngày nay để xét.”

Lập luận của tiến sĩ Lưu Trần Luân rằng, tiến sĩ là người quen với Đại tướng nên ông hiểu văn phong Đại tướng, phủ nhận quyền tác giả, người đã chấp bút nên những mảng đồ sộ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bộ Hồi ký, là nhà văn Hữu Mai.

Tiến sĩ Lưu Trần Luân ngoài là tiến sĩ còn là thành viên hội đồng biên tập của một nhà xuất bản, là người đi theo lịch sử được một đoạn dài, là người góp phần đưa chữ nghĩa, tri thức và sự thật đến nhân dân. Đáng ra, ông nên có cách nhìn công tâm và trọn vẹn hơn là tự tin với mối quan hệ quen biết với Đại tướng, cho rằng mình đọc nhiều thư từ văn bản của đại tướng và rồi chốt hạ: văn phong đại tướng nhất quán, ai viết cũng vậy.

Ý của ngài tiến sĩ còn là, nhà văn Hữu Mai khi đó phải viết vì nhiệm vụ bắt buộc phải làm. Dẫu cho, không có văn bản nào giao nhiệm vụ cho nhà văn Hữu Mai viết hồi ký cho đại tướng. Chưa kể, có 3 trong 5 cuốn được nhà văn thực hiện khi đã ra quân.

hoi ky vo nguyen giap huu mai thuc hien 3152
Bộ hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm 6 cuốn sách do nhà văn Hữu Mai chấp bút và 1 cuốn sách khác của Đại tướng.

Kết luận như tiến sĩ vốn chủ quan và phiến diện. Bộ hồi ký được thực hiện bởi hai người, tiến sĩ dựa vào cảm tính và câu chuyện của mình đã vội phủi bỏ công sức của người chấp bút. Mặc cho, tên tuổi của nhà văn Hữu Mai từ đó đến nay lừng lẫy văn đàn.Luật bất thành văn, những tác phẩm hồi ký, từ trước đến nay người kể là người đứng tên tác giả. Người chấp bút được ghi tên trên sách là “người thực hiện”. Độc giả nhìn vào đó tự khắc hiểu, không ai nhầm lẫn với ai. Càng không được bỏ bất kỳ thành phần nào, bởi đó là đạo lý, là đánh giá đúng công sức lao động. Một bên có có thứ này, bên còn lại có thứ kia, cả hai trong tổng hoà vào một, không thể có sản phẩm được nếu thiếu một bên.

Con nhà đại tướng tự hào gia đình mình uy tín dòng họ, thì hậu thế nhà văn cũng có tự tôn chữ nghĩa truyền đời. Lẽ đâu, một cái ngoảnh mặt ngó lơ là xoá sạch công sức, tâm huyết, tự hào áng cả cuộc đời của cố nhà văn.

Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu Gia Long mở ra triều đình nhà Nguyễn, lúc ấy Pháp phái sứ giả đến yêu cầu vua nhìn về lịch sử, nhắc chuyện xưa đã ký giao ước với Bá Đa Lộc. Vua lại đưa vấn đề về lịch sử trước đó nữa, rằng thời điểm ấy Pháp không hề thực hiện lời hứa nên từ chối thực hiện giao ước… Đó là một mớ lằng nhằng, mà nếu không dựa vào thực tại, mãi mãi sẽ còn khúc mắc. Nếu không dựa vào hiện thực thời cuộc mà minh định đúng sai, nếu cứ kéo lùi thời điểm chỉ chứng minh một điều gì đó cá biệt, thì những câu chuyện sẽ không bao giờ có hồi kết, chỉ có kéo lùi sự phát triển của xã hội, của loài người.

Bởi thế, các bộ luật ra đời là để điều chỉnh, phân định đúng sai những vấn đề trước đó nếu không có luật thì khó lòng phân xử. Rồi luật có sửa đổi, có bổ sung cho kịp thời, cấp tiến, cho phù hợp với quy chuẩn đạo đức, ứng xử của xã hội. Trong đó, có cả luật Sở hữu Trí tuệ.

Tiến sĩ Lưu Trần Luân khăng khăng đòi đưa thực tại về quá khứ mà xét. Dẫu rằng, trong quá khứ, khi còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi còn nhà văn Hữu Mai thì cả tình lẫn lý đều trọn vẹn: Hồi ký Võ Nguyên Giáp, nhà văn Hữu Mai thực hiện, nhuận bút chia đôi. Ngoài mối liên kết mật thiết trong tác giả, tác phẩm, Đại tướng và nhà văn còn là đôi bạn văn chương. Không đơn giản là người may mắn được đọc thư Đại tướng, như tiến sĩ.

Tiến sĩ là người chứng kiến lịch sử, biết rõ tầm quan trọng của bộ hồi ký với đất nước, với người đời sau. Nhưng có chăng, tiến sĩ đã nhầm lẫn điều gì khi phát biểu những lời ráo hoảnh này?!

Theo NgayNay

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm