Sơn La: Xây dựng kế hoạch đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Huyền Linh 114 lượt xem 29 Tháng Hai, 2024

Luật Đất đai năm 2024 được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội Khóa XV gồm 16 chương, 260 điều, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Để triển khai đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đang tập trung tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, đảm bảo về nội dung, lộ trình thực hiện.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dương – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La.

PV: Tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2024 với 87,63% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Là nhà quản lý lĩnh vực TN&MT tại địa phương, ông tâm đắc với những nội dung nào của Luật Đất đai 2024, thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Dương: Luật Đất đai năm 2024 đã có nhiều điểm mới quan trọng, trọng tâm là đã đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Quy định cụ thể hơn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; quy định mức thuế cao hơn với người có nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng, bỏ đất hoang; Mở rộng đối tượng sử dụng đất nông nghiệp; Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản; Quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích.

Đặc biệt, bảng giá đất được cập nhật hàng năm; quy định việc thỏa thuận Quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở; quy định cụ thể trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội; các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu; quy định cụ thể các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của Trung ương;

Quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó phân cấp toàn bộ thẩm quyền chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho HĐND cấp tỉnh; phân cấp cho từng địa phương quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số… Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất. Tăng cường thanh tra, kiểm tra khiếu nại liên quan đến đất đai.

PV: Để đưa Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống, tỉnh Sơn La dự kiến triển khai các hoạt động như thế nào, đặc biệt là công tác tham mưu, xây dựng văn bản pháp luật, thưa ông?

Ông Nguyễn Tiến Dương: Luật Đất đai năm 2024 có 16 nội dung giao địa phương quy định chi tiết, gồm 1 nội dung do HĐND tỉnh và 15 nội dung do UBND tỉnh ban hành. Để chuẩn bị các điều kiện đưa Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống, hiện nay, Sở TN&MT đang tập trung tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, các huyện, thành phố.

Theo đó, sẽ giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành thực hiện quy trình xây dựng văn bản pháp luật và ban hành ngay sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật để trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Về công tác tập huấn, tuyên truyền Luật Đất đai, dự kiến, sẽ có các nội dung chính gồm: Tập huấn, tuyên truyền đến UBND và cán bộ làm công tác quản lý đất đai các cấp; truyền thông chính sách cho người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Trong đó có xây dựng các chương trình, hội thảo chuyên đề, tọa đàm, với sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực đất đai của các trường Đại học, các chuyên gia của các đơn vị thuộc Bộ TN&MT để tổ chức truyền tải toàn bộ các nội dung, quy định mới trong Luật Đất đai 2024 đến nhân dân, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp.

Đồng thời, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương tiếp tục tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến Luật Đất đai 2024 để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật và thực tiễn địa phương.

PV: Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông đánh giá Luật Đất đai được sửa đổi lần này sẽ có tác động như thế nào đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La?

Ông Nguyễn Tiến Dương: Luật Đất đai 2024 là dự án Luật lớn, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã có nhiều quy định mới, góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn, những vướng mắc, khó khăn, bất cập… liên quan đến chính sách đất đai hiện nay cho các địa phương, trong đó có Sơn La.

Có thể kể đến như: Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; hoàn thiện, đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; các trường hợp giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu và các trường hợp phải thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Đặc biệt, chế độ, chính sách đất đai đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Trung ương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian tới.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Tài nguyên và Môi trường

Bài viết cùng chủ đề:

    1 9

    Triển lãm tranh của vua Hàm Nghi tại Huế

    Triển lãm tranh của vua Hàm Nghi tại Huế sẽ là một trong những sự kiện nghệ thuật đặc biệt, giới thiệu bản gốc 20 bức tranh sơn dầu của nhà vua. Ngày 5/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự kiến trong tháng 3/2025,...
    1 8

    Họa sĩ Phạm Bình Chương: Người miệt mài tìm ‘hồn phố’

    Triển lãm “Xuống phố 4” sẽ khai mạc lúc 17h ngày 1/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đúng dịp kỷ niệm 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương dấn thân vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội. Với Phạm Bình...
    1 3

    Khám phá mùa nước nổi Long An

    Long An, chỉ cách TP.HCM một đoạn ngắn, mang đến cảnh quan tự nhiên của mùa nước từ tháng 9 cho đến cuối tháng 10 đầu tháng 11, tạo cơ hội cho một trải nghiệm du lịch đặc biệt. Hãy tưởng tượng việc ăn uống cùng nông dân, tham gia chèo thuyền qua những cánh...
    1 e1730779176138

    Mê mẩn trước những đồi chè xanh mướt ở “thủ phủ” trà Thái Nguyên

    Tỉnh Thái Nguyên vốn được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” bởi người dân nơi đây có nghề trồng chè truyền thống từ bao đời nay. Những đồi chè xanh mướt, dài trùng điệp nối đuôi nhau trông thật đẹp hứa hẹn là điểm tham quan thú vị hút du khách mỗi khi có dịp...
    3 1

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương – Bản lĩnh phụ nữ Việt

    Hồ Xuân Hương là nữ sĩ duy nhất trong 7 danh nhân văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh. Những đóng góp của bà về tư tưởng giải phóng con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời đại phong kiến được xem là tiên phong của mọi thời đại. Nữ sĩ Hồ Xuân...

Được quan tâm