Sinh viên làm mũ chống giọt bắn ủng hộ vùng dịch

Hồng Đào 102 lượt xem 23 Tháng Năm, 2021

Trong thời gian học online ở nhà, nữ sinh Thảo Sương làm hàng trăm chiếc mũ chống giọt bắn, gửi tặng y bác sĩ và người dân Bắc Ninh, Bắc Giang.

9h, Nguyễn Ngọc Thảo Sương, sinh viên năm thứ hai, Đại học Phenikaa, Hà Nội, bắt đầu công đoạn cắt xốp, dán tấm bóng kính A4 và vòng dây chung để làm những chiếc mũ mặt nạ chống giọt bắn.

Thỉnh thoảng mỏi lưng, Sương đứng dậy đi lại, ngắm thành quả và hướng dẫn mẹ cùng em gái hoàn thiện sản phẩm. Gần một tuần từ khi Đoàn trường phát động chiến dịch “Học online – Trổ tài chống dịch”, Sương đã gửi được 400 chiếc mũ. Chiều nay, cô sẽ gửi 200 chiếc nữa và mai dự kiến hoàn thành tiếp 200 chiếc.

Thường xuyên đọc tin tức về dịch bệnh, nữ sinh ấn tượng với hình ảnh của các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, thương các em nhỏ mặc đồ bảo hộ thùng thình phải vào khu cách ly. Trong thời gian nghỉ ở nhà, cô muốn góp sức giúp người dân phòng dịch tốt hơn.

“Em thấy hạnh phúc vì vẫn còn được ra ngoài, trong khi nhiều bạn ở tâm dịch đang cách ly, phong tỏa. Những chiếc mũ chống giọt bắn đơn giản, dễ làm nên em muốn tham gia để lan tỏa yêu thương và tinh thần đoàn kết cùng đẩy lùi dịch bệnh”, nữ sinh nói.

lam mu chong giot ban 1
Trong thời gian học online ở nhà, Sương (bìa phải) cùng người thân làm mũ chống giọt bắn, gửi tặng các địa phương có dịch. Ảnh: NVCC.

Theo Sương, nhà trường và Đoàn thanh niên hỗ trợ toàn bộ chi phí mua nguyên liệu và vận chuyển. Sinh viên đăng ký số lượng mũ và được chuyển tiền để mua vật dụng cần thiết. Mỗi chiếc mũ chi phí 6.000-7.000 đồng. Làm xong, sinh viên gửi mũ về trường để Đoàn thanh niên tổ chức đi trao tặng.

Việc làm của nữ sinh được cả gia đình ủng hộ. Nhà cách chợ đầu mối 16km nên mỗi lần hết nguyên liệu, mẹ lại chở con gái đi mua.

Để làm một chiếc mũ chống giọt bắn, Sương cần mua xốp lót mũ, chun vòng qua đầu, tấm bóng kính A4, dập ghim và keo nến. Những ngày đầu chưa mua được xốp dán, Sương phải mua xốp nguyên khối, về cắt thành từng dải bằng nhau.

Làm theo hướng dẫn qua video trường gửi nhưng lúc đầu chưa quen, Sương mất nhiều thời gian cắt, dán và không ít lần hỏng. Khi đã thành thạo, mỗi ngày cô cùng người thân làm được 200 chiếc.

Ngoài giờ học online các ngày thứ ba và thứ sáu, Sương ngồi làm từ sáng đến tối và chỉ nghỉ những lúc ăn. Sương cho hay do ngồi liên tục nên khá đau lưng và mệt mỏi nhưng “nghĩ đến việc giúp đỡ mọi người, lại cố gắng làm càng nhiều càng tốt”.

Từng tham gia làm mũ chống giọt bắn từ chiến dịch năm ngoái, Nguyễn Khánh Linh, sinh viên năm 4 ngành Dược, rút kinh nghiệm năm nay ngồi bàn, thay vì ngồi dưới chiếu để đỡ mỏi lưng. Linh cũng rút ngắn các bước làm và điều chỉnh linh hoạt để sản phẩm chắc chắn hơn.

sinh vien lam mu chong giot ban 1
Sinh viên ĐH Phenikaa tự tay làm mũ chống giọt bắn trong thời gian học online tại nhà. Ảnh: Đoàn trường cung cấp.

Năm ngoái mũ chống giọt bắn nhận được một số góp ý nên năm nay cô khắc phục và cải tiến để sản phẩm phát huy được công năng sử dụng. Linh sau đó quay video cách làm và gửi vào nhóm hướng dẫn các bạn.

“Xốp PE không chắc chắn, dễ rách và bí bách nên em thay bằng chun. Ngoài ra, em cũng tăng bề dày xốp tiếp xúc với trán để miếng bóng kính không bị sát vào mặt”, Linh nói.

Năm ngoái, Linh làm được 500 chiếc mũ nhưng năm nay còn bận nhiều việc nên đăng ký ít hơn. Nữ sinh quê Hòa Bình cho biết thêm, ngoài làm mũ theo chiến dịch của trường, cô cũng nhờ bố mẹ ở quê mang mũ chống giọt bắn đến Đoàn phường để gửi tặng người dân khu vực có dịch.

Theo chị Nguyễn Thị Khánh Trà, Bí thư Đoàn Thanh niên, Đại học Phenikaa, năm 2020 Đoàn trường từng triển khai chiến dịch làm mũ chống giọt bắn gửi tặng y bác sĩ và người dân vùng dịch. Sau khi phát động hôm 12/5, chiến dịch nhận được sự hưởng ứng, chung tay của gần 200 sinh viên.

dh phenikaa 1
Đại diện đoàn trường ĐH Phenikaa mang màng chắn giọt bắn tới gửi tặng lực lượng y tế ở các địa phương có dịch. Ảnh: Đoàn trường cung cấp.

Hiện Đại học Phenikaa làm được khoảng 8.000 sản phẩm, đã chuyển hơn 5.000 mũ chắn giọt bắn cho nhiều bệnh viện, trung tâm cách ly, ban chỉ đạo phòng chống dịch ở nhiều địa phương, trong đó một nửa tặng hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

“Chúng tôi dự kiến hoàn thành 10.000 sản phẩm và hy vọng khi nhận được món quà này, các y bác sĩ cũng như lực lượng ở tuyến đầu chống dịch yên tâm làm việc”, chị Trà nói.

Theo VnExpress

Bài viết cùng chủ đề:

    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    2 11

    Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

    Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là khoảnh khắc “phát hiện ra Đà Lạt” được ghi lại trong sử sách. Là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Đà...
    10 2

    Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận di ảnh màu ’10 Cô Gái Lam Hạ’

    Sáng 23/7 tại Hà Nội, Tổ chức “Trái tim Người lính” phối hợp với câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20”; Tạp chí Môi trường và Đô thị, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… giới thiệu di ảnh màu “10 Cô Gái Lam Hạ”, Tác phẩm Nhật ký “Trở về trong giấc mơ” và trao...
    2 34

    Ứng dụng công nghệ 5.0 phát triển nông nghiệp bền vững

    Chiều 23/7/2024, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức “Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” tại Hà Nội. Trên nền tảng công nghiệp 4.0, công nghệ 5.0 là cơ hội to lớn, gợi mở tầm nhìn về...
    2 33

    Vĩnh Phúc: “Làng văn hóa kiểu mẫu” tiếp tục được triển khai sâu rộng

    6 tháng đầu 2026, công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 16/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục được triển khai sâu rộng. Song song là các hoạt động văn hóa, báo chí, thể thao từng bước ổn định...

Được quan tâm