Sến chưa chắc là bolero, bolero chưa chắc là sến

Trần Lâm 235 lượt xem 13 Tháng Ba, 2023

Có một thời (có khi đến bây giờ vẫn còn), người ta có ý phân biệt nhạc sang và nhạc sến, cũng như nhiều người né tránh không muốn bị xếp vào giới mê nhạc sến. Họ e ngại bị đánh giá thấp về goûte thẩm mỹ âm nhạc của mình

Để khỏi sa đà về nguồn gốc của từ “sến”, cũng như “mari sến”…, xin mặc định trước, “sến” theo ý nghĩa của từ này vào những năm 60s, 70s của thế kỷ trước.

Vào lúc đó, từ “sến” được dùng để gán cho giới bình dân, giới lao động… với mỹ quan nông cạn, màu mè…, và cũng từ đó phát sinh ra từ nhạc sến. (*) Những bài hát với ca từ đơn giản về một câu chuyện tình, thường là tình đơn phương, tình nghèo… với tiết tấu có thể dễ dàng đoán được, gồm hai phiên khúc, đệm giữa bởi một điệp khúc, là điển hình của dòng nhạc sến tiêu biểu.

d4

Từ nhạc sến đến nhạc thời trang

Đã có một giai đoạn, dòng nhạc này nổi bật lên, thịnh hành đến mức một số nhạc sĩ phải chung lưng đấu cật đẻ ra nghệ danh nhóm để đáp ứng cho kịp nhu cầu thị trường, như Trịnh Lâm Ngân ( gồm ba nhạc sĩ Trần Trịnh – Lâm Đệ – Nhật Ngân), hay Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng). Và để tránh từ “sến” hàm nghĩa bị coi thường lâu nay, các nhà xuất bản, nhạc sĩ đưa ra một từ mới để gọi dòng nhạc đang cực kỳ ăn khách này, là nhạc thời trang, với các chương trình Thời Trang Nhạc Tuyển. Nhạc sến mà ra đời vào lúc này,  chắc được gọi là nhạc…thị trường.

Dòng nhạc thời trang, hay một số người vẫn quen gọi theo tên cũ là nhạc sến, tiêu biểu bởi lời nhạc là chính, như đã nói ở trên, giai điệu đơn giản, không bắt buộc hay quy ước phải theo một giai điệu nào.

Có thời nhạc sến được gắn liền với Boléro, có lẽ vì ngoài việc giai điệu boléro dặt dìu, ẻo lả, còn có lý do là tiết tấu của ca khúc boléro rất dễ hòa hợp với… ca vọng cổ, dễ dàng chuyển thể một ca khúc bolero thành một bài tân cổ giao duyên (như Chuyện tình Lan và Điệp, Đồi thông hai mộ, Nỗi buồn gác trọ ..). Rồi đi thêm bước nữa, nhạc sến được đưa luôn vào các tuồng cải lương đẫm lệ.

Khi phong trào nhạc thời trang bùng lên, cái áo dịu dàng nhưng đơn điệu của Boléro trở nên chật hẹp, không còn đủ sức để chứa dòng nhạc thời trang đang “tuổi mới lớn” nữa. Hàng loạt những ca khúc thời trang ra đời dưới những điệu nhạc khác nhau như slow, slow-rock và thậm chí là… boston (như Sang ngang của Đỗ Lễ, Thành phố buồn của Lam Phương…) và sau đó bùng nổ một loạt những ca khúc theo tiết điệu habanera, tango-habanera với những bài điển hình như Áo em chưa mặc một lần, Nhớ người yêu, Mùa xuân của mẹ… qua các giọng ca tiêu biểu như Duy Khánh, Chế Linh, Giang Tử…

Nói như vậy, để thấy phong trào hiện nay đang đồng hóa nhạc boléro với nhạc sến là không đúng, cũng như gán thể loại sến cho điệu nhạc bolero cũng là một sự áp đặt khiên cưỡng. Âm điệu dìu dặt, du dương, lả lướt của bolero đã từng là cảm hứng cho nhiều ca khúc vượt thời gian như Besame mucho của Consuelo Velázquez, hay Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn với âm hưởng nhẹ nhàng của những ca khúc thời tiền chiến, hay Xóm đêm của Phạm Đình Chương v.v… Đó là chưa kể đến những ca khúc vang bóng một thời của Nguyễn Văn Đông như Chiều mưa biên giớiSắc hoa màu nhớ… Sẽ là gượng ép nếu gán ghép những bản nhạc vừa kể vào dòng nhạc sến.  Sến không phải là bolero, và bolero chưa chắc đã sến!

Nhưng… sến thì đã sao?

Có một thời (có khi đến bây giờ vẫn còn), người ta có ý phân biệt nhạc sang và nhạc sến, cũng như nhiều người né tránh không muốn bị xếp vào giới mê nhạc sến. Họ e ngại bị đánh giá thấp về goûte thẩm mỹ âm nhạc của mình. Thế nhưng, hỏi thật lòng mình, có ai chưa từng cảm thấy chạnh lòng khi nghe văng vẳng đâu đây giọng khan khan của Duy Khánh với bài Xuân này con không về trong không khí hanh hanh lành lạnh của những ngày cận Tết, khi mọi người rộn rịp mua sắm, trang hoàng nhà cửa? Với chính bản thân tôi, dù chẳng bao giờ phải tha hương trong dịp Tết, nhưng khi nghe:

Con biết không về mẹ chờ em trông 

Nhưng nếu con về bạn bè thương mong 

Bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường 

Không lẽ riêng mình êm ấm 

Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

(“Xuân này con không về” – Trịnh Lâm Ngân)

là lòng lại cuộn lên nỗi xót xa cho người con tha hương không được về bên mẹ, bên gia đình, trong những ngày Tết thiêng liêng. Lúc đó ai nói tôi “sến”, tôi cũng xin chịu, chẳng cần phản đối hay đính chính gì hết!

Vâng, sẽ có nhiều lúc, rất nhiều lúc, rất nhiều thời điểm mà một bài hát, hay chỉ là một câu ca trong một ca khúc sến đụng vào nỗi niềm, đụng vào điểm nhạy cảm sâu xa nào đó trong lòng người, hoặc có khi đã nhắc đến một kỷ niệm xa xưa trong vô thức khiến bạn chợt rùng mình mà không hiểu vì sao… Và những lúc đó, bạn chợt cảm thấy gần gũi, thấy yêu nhạc sến hơn bao giờ hết!!

Đừng vội vã chê và xem thường nhạc sến.

Theo: Nguyễn Văn Đạo

Bài viết cùng chủ đề:

    1 3

    Đã tới lúc Victor Vũ đưa thời hoàng kim trở lại!

    Sau nhiều năm, Victor Vũ mới quay trở lại thể loại sở trường đã làm nên tên tuổi của anh ở điện ảnh Việt. Nhắc tới Victor Vũ, người xem sẽ nhớ tới ngay những tác phẩm thuộc thể loại giật gân pha kinh dị và có những cú “bẻ lái” bất ngờ vào phút...
    16 3

    Lời tri âm đặc biệt qua “Trịnh cuối”

    Sau hành trình 12 năm làm mới âm nhạc Trịnh Công Sơn theo một phong cách riêng, mới đây, ca sĩ Giang Trang trở lại với đêm nhạc mang tên “Trịnh cuối” cùng nhóm nghệ sĩ “58 music & lifestyle”. Chị cũng cho ra mắt album “Trịnh cuối” như một lời tạ từ với nhạc...
    17

    Sân khấu khắc họa hình tượng người phụ nữ

    Trong mảng sân khấu, hình tượng người phụ nữ được quan tâm khắc họa với nhiều góc độ. CHUNG THỦY, HY SINH Nhiều vở kịch thường chọn những nét đẹp của phụ nữ để ngợi ca, nhất là sự chung thủy, hy sinh, nghĩ cho người khác, bao dung, tha thứ. Đạo diễn Ái Như tâm sự:...
    1 1

    Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025

    Tối ngày 6/3,UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề muối – Đời người”. Theo đó, Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình 100 năm nghề...
    41

    Được mùa phim hòa nhạc

    Sau nhiều concert cháy vé, các bộ phim hòa nhạc dồn dập ra rạp, hứa hẹn làm phong phú thêm hệ sinh thái nhạc Việt. Ngày 26.2 vừa qua, phim hòa nhạc (hay còn gọi là phim tài liệu âm nhạc) Anh trai say hi: Kẻ phản diện tạo nên người hùng chính thức ra mắt khán...

Được quan tâm