Sau gần 100 năm, bảo tàng xưa nhất Nam bộ ‘khoe’ bộ nhận diện thương hiệu mới

Huyền Linh 165 lượt xem 27 Tháng Tám, 2024

‘Gần một thế kỷ qua, Bảo tàng Blanchard de la Brosse đã trở thành một trong những điểm đến tham quan, nghiên cứu di sản lý tưởng của cả nước”, TS Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM nhìn nhận.

Sáng 26.8 tại TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và đánh dấu 95 năm ra đời của Bảo tàng Blanchard de la Brosse – bảo tàng đầu tiên của miền Nam, một trong những biểu tượng về ký ức Sài Gòn – Gia Định xưa trước khi đổi sang tên gọi mới như hiện nay.

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM cũng đã chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đồng thời trưng bày Cổ Đổng Kỳ quan – nơi hội tụ các nền văn hóa, với thông điệp “ôn cố, tri tân”.

1 13
Bảo tàng Lịch sử TP.HCM là một điểm đến tham quan, học tập, nghiên cứu về di sản văn hóa của TP.HCM
2 14
Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã có bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày kỷ niệm thành lập
3 9
TS Hoàng Anh Tuấn – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phát biểu giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới của bảo tàng
ẢNH: QUỲNH TRÂN

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng thời chúc mừng ra mắt bộ nhận diện thương hiệu của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Giám đốc Sở VH – TT TP.HCM Trần Thế Thuận đánh giá rất cao những thành quả mà Bảo tàng Lịch sử TP.HCM đạt được trong thời gian qua.

Ông Trần Thế Thuận khẳng định: “Đây là nơi mà những trang sử hào hùng của dân tộc, những di sản văn hóa đặc sắc được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Những đóng góp của bảo tàng trong việc giáo dục lịch sử và văn hóa cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một quá trình tiếp nối từ nhiều thế hệ những người làm công tác bảo tàng và những nỗ lực đó đã được công chúng ghi nhận. Bảo tàng Lịch sử TP.HCM nhiều năm liền được bình chọn là ‘1 trong 10 điểm tham quan hấp dẫn’ và là ‘1 trong 100 điều thú vị của TP.HCM’ qua chương trình bình chọn do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức”.

Được biết, logo của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM mượn cảm hứng từ họa tiết kiến trúc đặc trưng, như một tia sáng từ ngàn xưa lóe lên giữa thế kỷ hiện đại, thể hiện tinh thần khát khao khám phá trong mỗi con người. Hình ảnh mới của lịch sử trân quý những sắc màu rực rỡ trong mỗi cổ vật khắp mảnh đất quê hương, đề cao tính di sản nhưng cũng đồng thời điểm xuyết nét chấm phá riêng biệt. Hình ảnh còn thể hiện sự đóng góp, xây dựng của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới; tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nhân loại; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Tất cả các nội dung trên cùng hội tụ đã tạo nên bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, nơi lịch sử sẽ không bao giờ là cũ.

4 8
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM ra mắt công chúng…
5 6
… thể hiện rất rõ quan điểm “bảo tàng vì con người và phục vụ con người, là tương lai của truyền thống”

Theo TS Hoàng Anh Tuấn, “bộ nhận diện thương hiệu của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM thể hiện rất rõ quan điểm bảo tàng vì con người và phục vụ con người, là tương lai của truyền thống. Đây không chỉ là một dấu mốc quan trọng, mà còn là cam kết mạnh mẽ của chúng tôi trong việc phục vụ cộng đồng, để nhắc nhớ rằng ‘lịch sử không bao giờ là cũ’, hãy luôn bảo vệ và truyền tải những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc cho thế hệ hôm nay và muôn đời sau”.

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm