Sài Gòn du lãm: Tính cách, trang phục và trang sức của người An Nam

Huyền Linh 362 lượt xem 17 Tháng Sáu, 2024

[…] Cuộc chinh phục xứ sở rộng lớn này không phải không tốn nhiều xương máu. Chiến dịch ấy đã rất tàn khốc và khó khăn.

Thời kỳ đó người ta chưa có xu thế bành trướng, chưa bóp méo các kế hoạch thực dân và chưa trì hoãn những cuộc chinh phục dứt khoát vì lý do ngân sách. Khi đó chúng ta đã đổ rất nhiều máu […] Những chiến trường làm nên tên tuổi của nhiều người đã biến thành ruộng đồng xanh tốt […]

29
Một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn. Tranh khắc của Bazin, phỏng theo một bức ảnh
Thư viện quốc gia Pháp

Những con đường trải dài khắp các tỉnh (province) lớn và chuyên chở tài nguyên miền thượng đến vô số kinh rạch. Những kinh rạch tự nhiên kết nối các nhánh sông lớn ở khắp nơi. Châu thổ sông Mékong chằng chịt tạo thành một bức tranh khảm đầy những cù lao màu mỡ và quanh năm xanh tốt.

[…] Toàn bộ gia đình sinh sống trên chiếc “tam bản” (sampan), một dạng thuyền đáy bằng, ở giữa lợp mái như thuyền gondola của Venise. Mũi và đuôi thuyền vươn nhọn như cái sừng, đem lại một dáng vẻ tao nhã đặc biệt cho những mái nhà di động này và cả những tay chèo, đứng ở đầu hay cuối thuyền khua mái chèo một cách khoan thai.

Những ngôi làng An Nam quần tụ ngay bên bờ kinh rạch. Không gì thơ mộng cho bằng lớp lớp những mái “tranh” (rạ ở Viễn Đông), ẩn mình dưới hàng cọ.

Người An Nam nhỏ nhẹ, kín đáo nhưng thông minh. Họ rất sợ sệt, vì vậy đối xử với họ phải dịu dàng chứ đừng nên tàn bạo. Cái “roi mây” trứ danh từ lâu đã vùi dập lục phủ ngũ tạng của những dân nghèo ấy mà chẳng đưa lại kết quả tốt đẹp nào. Ta phải kiên nhẫn vì họ không hiểu được cơn giận dữ của ta. Ta chỉ có thể chinh phục tâm trí họ nếu ta bình tĩnh và thầm lặng như họ. Cứng rắn và mềm mỏng, đó là hai phương cách dễ dàng để chứng nghiệm. Người nào ngược đãi gia nhân thì người đó sẽ bị phục vụ tệ hại. Cần phải đưa ra mệnh lệnh rõ ràng và từ tốn; nếu thằng bồi không tuân lệnh thì khả năng cao là do nó không hiểu.

Phụ nữ An Nam

Con mắt người An Nam lanh lợi. Nét mặt họ dịu dàng, thường khả ái.

Phụ nữ không thiếu sức cuốn hút. Cơ thể họ mềm mại, hông nở nang. Những bàn chân trần được chăm sóc kỹ lưỡng có thể khiến cho những người tôn sùng hình thức nhất cũng phải ngưỡng mộ. Cườm tay cực kỳ thanh tú, thậm chí mỏng manh, khiến cho bàn tay xinh đẹp có một sự mềm dẻo lạ kỳ không thua kém phụ nữ Java.

Trang phục bản địa khá giản dị. Đàn ông và phụ nữ bận áo dài buông xuống mắt cá chân; hai bên xẻ tà kiểu như áo sơ-mi nam; ống tay áo bó sát vào cổ tay, đây gọi là cái-áo (ké-o).

Từ thắt lưng cho tới gót chân, người An Nam mặc “cái-quần” (ké-kuoan), một loại quần rộng và lùng thùng, buộc ở ngang lưng bằng một dây lụa sặc sỡ. Chiếc áo dài và chiếc quần làm bằng vải tốt hay xoàng tùy theo đẳng cấp xã hội: nhìn chung chúng được may bằng lụa đen, tím hoặc trắng. Người An Nam giàu có thì đi giày dép, gọi là day-ham-het. Đa số đi chân trần.

Đàn ông cũng như phụ nữ đều búi mái tóc nâu bóng của họ thành củ hành sau đầu. Phụ nữ cố định búi tóc bằng kẹp ghim vàng ngắn hơn ghim của phụ nữ Nhật Bản. Ở Nam kỳ, khăn xếp chỉ dành cho đàn ông.

Đàn ông hiếm khi dùng trang sức và chỉ đeo vài chiếc nhẫn; trái lại phụ nữ diện trang sức vô kể; có đến cả ký vàng trên người một cô gái. Những chiếc vòng tay sít rịt nhau chạy từ cổ tay cho tới bắp tay. Những chiếc vòng cổ nặng nề thít lấy những cần cổ mảnh mai trong một cái ách bằng vàng.

Ở những gia đình giàu có, phụ nữ đeo kim cương đính trên nhẫn hoặc trên vòng cổ hoặc nạm trong một miếng khánh thõng xuống trước ngực. Những hạt kim cương này được cắt rất thô và có độ sáng tầm thường.

Người An Nam là một dân tộc vui vẻ, an phận và lúc nào cũng cười. Người ta hay nói người An Nam là “dân Pháp của Viễn Đông”. Sự so sánh này dĩ nhiên làm cho thần dân Đông Dương của ta mê tít nhưng không thể phủ nhận rằng chính cái tinh thần, tính cách vui vẻ, nhân hậu vô lo ở người An Nam đã biến người Pháp thành kẻ tử tế nhất đời. (còn tiếp) 

(Thư Nguyễn trích dịch từ tạp chí Le tour du monde năm 1893)

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    22 1

    Ngôi chùa cổ lưu giữ căn hầm kháng chiến thời chống Pháp

    Ngôi chùa cổ Bối Khê, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai), có căn hầm từ thời kháng chiến chống Pháp, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hào hùng… Thế liên hoàn dưới lòng đất Những ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, rất đông du khách viếng thăm chùa Bối...
    21

    Từ truyền thuyết xưa ngẫm về đạo học thời nay

    Bước sang năm Rắn (Ất Tỵ), câu chuyện về người học trò thủy thần của thầy Chu Văn An lại được nhiều người nhắc đến. Hình ảnh người học trò dù mang thân phận khác biệt vẫn khiêm tốn theo học thầy Chu Văn An, hy sinh bản thân để cứu dân, không chỉ gợi...
    27 2

    Nhớ thời đọc báo sau giờ nghỉ trưa

    Những năm 1980, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đều phải có kế hoạch dành một phần quỹ phúc lợi để mua báo ngày, báo tuần các loại cung cấp cho các phòng, ban, phân xưởng sản xuất. Đây là một cách hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền về chủ...

Được quan tâm