Ra mắt sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” nhân Ngày Giải phóng Thủ đô

Huyền Linh 307 lượt xem 25 Tháng Chín, 2024

Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” do nhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành sẽ chính thức ra mắt độc giả vào ngày 26.9 tới đây.

13 2
Sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” do nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Cty CP Văn hoá Đông A liên kết phát hành. Ảnh: NXB

Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024) và 72 năm Ngày Truyền thống ngành Xuất bản – In và Phát hành sách Việt Nam (10.10.1952 – 10.10.2024).

“Lịch sử Việt Nam bằng hình” phác họa bức chân dung toàn cảnh về quá trình dựng nước và giữ nước, xuyên suốt từ thời xuất hiện các cư dân cổ xưa đầu tiên trên lãnh thổ cho đến khi hình thành một quốc gia hiện đại như ngày nay.

Cuốn sách cũng trình hiện các lớp văn hóa của Việt Nam, được khơi nguồn từ buổi sơ khai đồ đá, đồ kim khí đến lúc định hình bản sắc riêng rực rỡ vào thời Lý – Trần, và không ngừng được bồi đắp, sản sinh vào những giai đoạn tiếp theo.

Những trận đánh vang danh, những danh nhân nổi tiếng cũng được giới thiệu trong sách, qua đó lý giải nhiều bước ngoặt quan trọng của dòng chảy lịch sử nước nhà.

14 1
mockups-design.com

Bên cạnh lịch sử Việt Nam, cuối mỗi phần có thêm bài khái quát vắn tắt tình hình Trung Quốc và phương Tây ứng với từng giai đoạn lịch sử trong nước. Dựa vào đó, bạn đọc có thể nhìn rộng ra khung cảnh thế giới đương thời và hiểu biết thấu đáo hơn về lịch sử nước nhà.

Cuốn sách được bố cục thành 14 phần chính gồm: “Tiền sử và truyền thuyết”; “Chống Bắc thuộc”; “Nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê”; “Nhà Lý”; “Nhà Trần”; “Nhà Hồ và thời thuộc Minh”; “Nhà Hậu Lê (thời Lê sơ)”; “Nhà Mạc”; “Thời Lê Trung hưng và chính quyền chúa Nguyễn”; “Nhà Tây Sơn”; “Nhà Nguyễn (Sơ kỳ)”; “Chống Pháp và Pháp thuộc”; “Độc lập, thống nhất và phát triển”; “Nghìn năm văn hiến”.

Không có tham vọng thực hiện một tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu, ban biên soạn mong muốn chuyển tải thông tin cơ bản về lịch sử Việt Nam bằng hình ảnh với văn phong phù hợp nhiều đối tượng độc giả và lứa tuổi khác nhau.

Cùng với số lượng minh họa phong phú và đa dạng, những người làm sách hy vọng “Lịch sử Việt Nam bằng hình” sẽ khơi gợi niềm yêu thích tìm hiểu lịch sử nước nhà của đông đảo bạn đọc; góp thêm một số tư liệu và hình ảnh phục vụ cho các bài dạy, bài giảng của giáo viên Lịch sử…

Phần Chỉ mục công phu ở cuối sách gồm các mục từ về nhân danh, địa danh, tên tác phẩm… sẽ là một phần quan trọng có ý nghĩa lớn đối với việc tra cứu khi tiếp nhận nội dung tác phẩm.

Chiếm phần giá trị không nhỏ trong “Lịch sử Việt Nam bằng hình” là kho tư liệu ảnh hiện vật phong phú, đa dạng, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, được sưu tập từ các bảo tàng trong nước, ngoài nước và các bộ sưu tập tư nhân.

Các di tích, chùa, đền, tượng đài gắn liền với tên tuổi các danh nhân lịch sử cũng hiện diện trong cuốn sách này dưới dạng ảnh chụp để minh họa cho ngôn từ thêm phần sinh động.

Toàn bộ cuốn sách có gần 2.000 tranh ảnh và bản đồ. Nơi lưu giữ và bản quyền hình ảnh đều đã cố gắng cập nhật đầy đủ nhất có thể ở dưới ghi chú hình ảnh và trang Bản quyền hình ảnh ở cuối sách.

Theo Lao động

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm