Ra mắt cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước”

Hồng Đào 140 lượt xem 5 Tháng Sáu, 2021

Cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước” giới thiệu đến bạn đọc hàng trăm bức ảnh tư liệu, tài liệu, bút tích quý giá có liên quan đến quá trình hoạt động của Người từ năm 1911-1945.

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn-TP Hồ Chí Minh ngày nay) sang phương Tây, mang theo khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước, để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Bia NAQ HCM hanh trinh cuu nuoc 1

Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên con tàu Amiral Latouche Treville tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Cùng thời điểm đó, trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, nhiều nhà yêu nước Việt Nam với một ý chí mãnh liệt, cũng xuất dương tìm đường cứu nước, tìm một hướng đi để giải phóng dân tộc, đưa nhân dân thoát khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp.

Nhưng cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một nhà báo nước ngoài, Người khẳng định: “Tôi ra đi vì muốn tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Thời gian càng lùi xa, nhưng giá trị lịch sử và thời đại của sự kiện này vẫn mang tính thời sự sâu sắc, có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2021), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh “Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình cứu nước” bằng 4 thứ tiếng Việt, Anh, Nga, Trung Quốc.

Ngoài phần Tiểu sử và phần Biên niên sự kiện, các tác giả đã lựa chọn, biên soạn và giới thiệu tới bạn đọc hàng trăm bức ảnh tư liệu, tài liệu, bút tích quý giá có liên quan đến quá trình hoạt động của Người từ năm 1911-1945.

Qua đó, mong muốn tái hiện lại quá trình hoạt động của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, góp phần tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những công lao và những cống hiến vĩ  đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam./.

Theo vov.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm