Quy hoạch mới, bài toán cũ

Trần Lâm 180 lượt xem 6 Tháng Tư, 2021
ho guom 1
Ảnh: Hải quan online

Có thể nói, việc giãn, giảm dân số khu vực nội đô lịch sử là rất cần thiết, cấp bách. Bởi đây là khu vực có mật độ dân số quá đông đúc khiến quá tải về hạ tầng giao thông, sinh hoạt trầm trọng. Đặc biệt, đây là khu vực phần lớn dân cư sống trong các căn hộ chật hẹp, thậm chí nhiều gia đình với vài chục người chung sống trong một ngôi nhà cổ cũ nát, sập sệ mà không thể cải tạo.

Việc giảm, giãn dân phố cổ không phải là vấn đề mới. Từ năm 1998, Hà Nội đã từng khởi động Dự án về việc giãn dân phố cổ, tuy nhiên, hơn hai thập niên trôi qua, Dự án gần như chưa mang lại kết quả gì đáng kể.

Nhìn thẳng thực tế, việc giãn, giảm dân khu phố cổ Hà Nội là bài toán cũ nhưng chưa có giải pháp mới thực sự đột phá. Những giải pháp được đưa ra trong quy hoạch lần này thực tế đã được đưa ra và thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Ví dụ việc chuyển trụ sở cơ quan bộ ngành, bệnh viện, trường học ra khỏi khu vực trung tâm chưa được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Các giải pháp khác như bố trí nhà tái định cư nhưng chưa được nhiều người dân phố cổ đồng lòng. Kết quả là những năm qua, dân số khu vực nội đô liên tục gia tăng, ngày càng làm gánh nặng quá tải hạ tầng, đời sống thêm trầm trọng.

Người dân phố cổ sống trong cảnh chật chội, cũ nát mong muốn có sự đổi thay để cuộc sống bớt ngột ngạt và tiện nghi hơn. Chính quyền cũng muốn xây dựng khu vực nội đô lịch sử đậm nét văn hóa, xứng tầm một Thủ đô hiện đại. Những mong muốn đó từ hai phía lại chưa thể cộng hưởng để thực hiện trong thực tế. Hài hòa lợi ích chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề giãn, giảm dân này. Các cấp chính quyền cần tính toán toàn diện hơn lợi ích với người dân phải chuyển đi, các chính sách hỗ trợ cần thiết thực và tương xứng để người dân có thể yên tâm di khi về nơi ở mới.

Theo Hải quan online

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...
    1 13

    Chương trình vui chơi giải trí Tết dương lịch 2025

    Hà Nội Sự kiện Lễ hội âm nhạc chào năm mới (Countdown) được tổ chức vào tối 31.12 tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và quảng trường Cách Mạng Tháng Tám để đón Tết dương lịch 2025. Sẽ có nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật tại các địa phương của TP, trong không...
    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...

Được quan tâm