Quy hoạch mới, bài toán cũ

Trần Lâm 122 lượt xem 6 Tháng Tư, 2021
ho guom 1
Ảnh: Hải quan online

Có thể nói, việc giãn, giảm dân số khu vực nội đô lịch sử là rất cần thiết, cấp bách. Bởi đây là khu vực có mật độ dân số quá đông đúc khiến quá tải về hạ tầng giao thông, sinh hoạt trầm trọng. Đặc biệt, đây là khu vực phần lớn dân cư sống trong các căn hộ chật hẹp, thậm chí nhiều gia đình với vài chục người chung sống trong một ngôi nhà cổ cũ nát, sập sệ mà không thể cải tạo.

Việc giảm, giãn dân phố cổ không phải là vấn đề mới. Từ năm 1998, Hà Nội đã từng khởi động Dự án về việc giãn dân phố cổ, tuy nhiên, hơn hai thập niên trôi qua, Dự án gần như chưa mang lại kết quả gì đáng kể.

Nhìn thẳng thực tế, việc giãn, giảm dân khu phố cổ Hà Nội là bài toán cũ nhưng chưa có giải pháp mới thực sự đột phá. Những giải pháp được đưa ra trong quy hoạch lần này thực tế đã được đưa ra và thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Ví dụ việc chuyển trụ sở cơ quan bộ ngành, bệnh viện, trường học ra khỏi khu vực trung tâm chưa được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Các giải pháp khác như bố trí nhà tái định cư nhưng chưa được nhiều người dân phố cổ đồng lòng. Kết quả là những năm qua, dân số khu vực nội đô liên tục gia tăng, ngày càng làm gánh nặng quá tải hạ tầng, đời sống thêm trầm trọng.

Người dân phố cổ sống trong cảnh chật chội, cũ nát mong muốn có sự đổi thay để cuộc sống bớt ngột ngạt và tiện nghi hơn. Chính quyền cũng muốn xây dựng khu vực nội đô lịch sử đậm nét văn hóa, xứng tầm một Thủ đô hiện đại. Những mong muốn đó từ hai phía lại chưa thể cộng hưởng để thực hiện trong thực tế. Hài hòa lợi ích chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề giãn, giảm dân này. Các cấp chính quyền cần tính toán toàn diện hơn lợi ích với người dân phải chuyển đi, các chính sách hỗ trợ cần thiết thực và tương xứng để người dân có thể yên tâm di khi về nơi ở mới.

Theo Hải quan online

Bài viết cùng chủ đề:

    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...

Được quan tâm