Quang cảnh Người người nô nức Trẩy hội Đền Hùng cách đây 100 năm

Trần Hùng 327 lượt xem 21 Tháng Tư, 2021

Những năm 1920, dù đang dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Nhân dân ta vẫn nỗ lực gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng.

page semk

Mỗi dịp 10/3 âm lịch hàng năm, lễ hội Đền Hùng luôn thu hút người dân thập phương, là dịp để nhân dân tỏ bày lòng thành kính, hướng về tổ tiên, nguồn cội. Những hình ảnh tư liệu cho thấy, lễ hội được diễn ra đúng nghi thức với sự thành kính và trang nghiêm của con dân nước Việt.

Trong đó phần lễ được tổ chức trang trọng với sự tham gia của nhiều vị chức sắc trong làng. Phần hội sôi động, thu hút người xem với các trò chơi như đu quay, cờ người, thi làm bánh…

Hình ảnh được ghi lại bởi một nhiếp ảnh gia người Pháp trong giai đoạn những năm 1920, đã phần nào cho thấy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn là tín ngưỡng đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt.

anh 1 slfm
Khung cảnh nhộn nhịp tại cổng đền Hùng ngày lễ hội. Ảnh sưu tầm
anh 2 eutf
Bên ngoài đền thờ Đức Âu Cơ và các công chúa. Ảnh sưu tầm
anh 3 vslo
Khung cảnh bên trong đền. Ảnh sưu tầm
anh 4 fvfg
Phần lễ được diễn ra theo đúng nghi thức. Ảnh sưu tầm
anh 6 dtrz
Khách hành hương chơi đu quay trong lễ hội đền Hùng thập niên 1920. Ảnh sưu tầm
anh 7 jrip
Phần hội với các trò chơi dân gian thu hút rất đông người xem. Ảnh sưu tầm
anh 8 lnzp
Khung cảnh đền Hùng cách đây hơn 100 năm. Ảnh sưu tầm

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với những thăng trầm, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng (giỗ Tổ Hùng Vương) vẫn luôn là trung tâm tín ngưỡng thờ các vua Hùng, trở thành lễ hội lớn nhất của cả nước.

Theo Baophapluat

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm