Phiên chợ vùng cao

Huyền Linh 76 lượt xem 23 Tháng Bảy, 2024

Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ .

Giữa mùa Xuân, đến với phiên chợ vùng cao Tây Bắc du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cô gái Lô Lô, Hà Nhì, Mông… xúng xính trong bộ váy áo mới , màu sắc rực rỡ, gương mặt tươi vui, xinh xắn, trắng trẻo xuống chợ.

Đối với người dân vùng cao, đi chợ không chỉ đơn giản để mua bán hàng hóa mà còn được để giao lưu trao đổi những nông sản mà họ sản xuất ra. Vì vậy, trên khắp các nẻo đường, từ trên sườn núi đến những con đường mòn, bà con dân tộc nơi đây người đi bộ, người cưỡi ngựa, đi xe máy rộn ràng đổ về chợ. Có người cắp con lợn đen trũi, có bà, có chị lại gùi trên lưng đủ các loại nông sản như: ngô, gạo, những nắm rau xanh mơn mởn mới hái.

Chợ nơi đây họp đơn giản, người ta chỉ cần trải tấm áo mưa rồi bầy bán những tảng thịt, con gà, dăm ba xâu cá, vài nải chuối xanh hay chai mật ong rừng mới lấy được…

Khi mặt trời đứng bóng, những chảo thắng cố lớn nghi ngút khói ở góc chợ đã vơi; những chén rượu ngô thơm nồng đã cạn mà câu chuyện dường như vẫn còn chưa rứt!

Chợ vùng cao miền núi Tây Bắc được rất nhiều khách trong nước và khách nước ngoài đến tham quan du lịch. Bởi, chợ vùng cao còn nhiều nét sinh hoạt hoang sơ, dân dã mang đậm nét văn hóa của núi rừng Tây Bắc!

Một số hình ảnh độc đáo về phiên chợ vùng cao:

1 31

14

13 2

12 1

11 1

10 1

9 1

8 1

7 1

6 2

5 11zon

4 9

3 17

2 11zon

Theo Kinh tế & Đô thị

Bài viết cùng chủ đề:

    4

    Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Cần đánh thức khối di sản đang “ngủ yên”

    Khối di sản kiến trúc thời bao cấp là một phần tạo dựng nên bản sắc Hà Nội và có nhiều tiềm năng để phát huy giá trị, đóng góp vào công cuộc đổi mới tiếp theo của đất nước cũng như phục vụ cho chiến lược phát triển Hà Nội trong tương lai, hướng...
    16 1

    Bình dị phiên chợ cá dưới chân sóng ở Bình Định

    Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động. Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung...
    4 2

    Khám phá ngôi đình cổ 200 tuổi giữa lòng Hà Nội

    Đình Đông Thành – ngôi đình cổ 200 tuổi được xem là một điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Hà Nội. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô, 10 năm đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa đình Đông Thành, chiều...
    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...
    1 1

    Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Kiệt tác nhà trăm cột Long An

    Tọa lạc cù lao Long Hựu (xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước, Long An), ngôi nhà trăm cột do ông Trần Văn Hoa xây dựng từ năm 1898 được xem là ‘độc nhất miền Tây’. Ra tận kinh thành Huế tìm thuê thợ giỏi Từ trung tâm H.Cần Đước đến nhà trăm cột của họ Trần ở cù...

Được quan tâm